22 tháng 8, 2014
Để viết bài blog trong 70 phút (hoặc nhanh hơn)
Cho dù bạn có coi blog là công việc chính hay chỉ để chơi chơi thì bạn cũng không thể coi blog là hoạt động duy nhất của bạn, đúng không? Làm sao có thể duy trì và phân bổ thời gian cân đối? Làm sao có thể viết nhanh hơn và chuẩn hơn với thời gian hạn hẹp? Làm sao để không thấy ngại mỗi khi bắt đầu múa phím?
Đây là một bài viết rất xúc tích dễ hiểu trên michaelhyatt.com, tôi sẽ Việt hóa lại và bổ sung thêm những chia sẻ rút ra từ chính kinh nghiệm của mình. Ông chia sẻ 11 mẹo giúp cải thiện năng suất viết bài. Đối với tôi, những mẹo này đúng sát những điều tôi đang cần.
1. Bắt đầu viết từ đêm trước
Cần bắt đầu quyết định ta sẽ viết gì ngày mai ngay trước khi đi ngủ. Điều đó sẽ giúp trí não được khởi động với chủ đề từ trước.Hôm trước tôi có viết một bài về 4 thủ thuật dùng Store Locator hiệu quả trên blog Magestore, tôi cũng đã nghĩ từ tối hôm trước, viết vội 3 ý sẽ đưa vào bài vào giấy nhớ rồi đi ngủ, ngày hôm sau tôi mất chưa đầy 3 giờ để viết, vừa viết, chỉnh sửa, thiết kế ảnh đại diện và đăng lên. 3 tiếng mà để rút ngắn xuống 70 phút thì sẽ cần bao lâu nữa nhỉ?
2. Sử dụng các thời gian chết để nghĩ
Nghe sách nói khi chạy bộ hoặc tập thể dục để cung cấp những nguyên liệu thô cho các bài viết tương lai. Sau khi nghe xong thì tắt đi và bắt đầu suy nghĩ. Tập trung vào những gì ta sẽ viết về ngày đó. Hãy thảo ra lời mở đầu và dàn ý trong đầu từ lúc đó.Đối với tôi cũng thế, đôi khi thời gian gọi là chết lại khiến tôi có cảm hứng bất ngờ để chuẩn bị cho những bài viết tâm đắc.
3. Cắt mạng
Đến lúc viết, hãy cắt mạng một chút. Ta không thể cắt hoàn toàn vì có thể ta vẫn cần tìm kiếm trên mạng. Tuy nhiên ta sẽ tránh những trang mạng xã hội và những trang gây xao nhãng. Nếu bạn cảm thấy khó có thể rời mắt mấy trang như Facebook, Twitter hay kiểm tra thư điện tử, bạn có thể nhờ đến một số ứng dụng như AntiSocial hay Cold Turkey.Khi gõ bài này, tôi cũng đang trong tình trạng bị cắt mạng. Dùng 3G vào điện thoại tải bài để dịch, máy tính chỉ mở Microsoft Office. Khả năng là tốc độ gõ bài sẽ nhanh hơn cái hồi có wifi trong phòng.
4. Bật một chút nhạc
Một số thể loại âm nhạc có thể đưa bạn vào đúng “tông”. Hãy thử tạo một danh sách làm nhạc nền cho việc viết lách như một số thể loại không lời, nhẹ nhàng.Cũng lâu lắm rồi tôi không có thói quen mở nhạc. Thật sự cũng thấy có sự khá lien quan giữa nhạc và viết. Theo guồng công việc tôi không nghĩ đến việc nghe nhạc, và cũng theo guồng công việc tôi quên đi blog. Có lẽ lúc nào tôi có thời gian rảnh để nghe nhạc cũng là lúc tôi sẽ có nhiều cảm hứng để viết lắm đây.
5. Hẹn giờ
Khi viết, ta có thể gặp vô số những yếu tố gây xao nhãng. Việc giới hạn thời gian sẽ tạo một tâm lý gấp rút. Nhờ đó, ta sẽ có thể thi đấu với chính bản thân ta và chạy đua với thời gian để hoàn thành. Giờ các máy điện thoại thông minh đều rất sẵn chức năng hẹn giờ này.Cách này tôi chưa thử. Nhưng cũng nghiệm ra khi đi làm, nếu bài blog lên chậm so với deadline thì khi tôi viết tôi có thể tập trung cao độ để hoàn thành, không để dây dưa đến buổi sau.
6. Dùng mẫu
Sử dụng công thức dựa trên phương pháp SCORRE (*). Bắt đầu với Evernote template và viết trên ByWord, một chương trình xử lý bóc tách từ .7. Tạo một dàn ý
Các danh sách sẽ khiến bài viết dễ quét, giúp cho độc giả tiếp thu dễ dàng hơn. Và bản thân ta khi viết cũng sẽ thấy dễ dàng hơn do đã có cái nhìn tổng quan trước khi bắt đầu.Chương trình tập làm văn từ hồi trung học vẫn luôn lưu ý lập dàn ý trước khi bắt tay vào viết. Ngày trước đi thi cấm có khi nào chịu lập dàn ý, vậy mà giờ sao mà thấm thía. Và tôi luôn lưu ý điều này khi hướng dẫn các bạn thực tập ở công ty viết bài.
8. Viết liền mạch không cần chỉnh sửa
Khi viết bài, chủ yếu chức năng bán cầu não phải hoạt động. Sửa bài là việc của bán cầu não trái. Việc di chuyển giữa 2 bán cầu não lien tục sẽ làm giảm tốc độ của ta. Không cần cầu toàn, cứ việc viết liên tục, đừng nghỉ giữa chừng.Thế là ngon! Tôi đã có lý do biện minh cho những lần thiếu lịch sự của mình do không đáp lại những người xung quanh khi tôi đang cố gắng viết xong bài. Và khi ai đó đang tập trung làm việc gì đó, nhất là những thứ thuộc về phần việc của bán cầu não phải, có lẽ tôi cũng nên tôn trọng một chút sẽ hay hơn, nhỡ đâu lại làm hỏng một kiệt tác để đời.
9. Chỉnh sửa và định dạng
Khi đã có bản thảo đầu, ta bắt đầu quá trình chỉnh sửa. Đọc lại toàn bộ bài viết một vài lần, sử lỗi chính tả, ngữ pháp, cú pháp. Cố gắng rút ngắn tất cả những gì có thể. Dùng câu chữ đơn giản và những đoạn văn ngắn.Một mẹo khác tôi cũng thường được khuyên là viết từ hôm trước và để hôm sau đọc. Ôi chao, sao ngày hôm qua mình lại viết lủng củng thế kia, lẽ ra câu này phải rút lại, đoạn kia thừa rồi, xóa béng đi. Bài viết nhờ đó mới thực sự chau chuốt.
10. Thêm hình họa, liên kết và siêu dữ liệu
Khi đã thấy hài lòng với bài viết, sao chép toàn bộ nội dung từ chương trình soạn văn bản vào chương trình viết blog. Thêm hình ảnh, thêm liên kết ngoài và các siêu dữ liệu khác (như thể loại, mô tả, từ khóa, …) để bài viết tối ưu.11. Xuất bản
Lựa chọn giờ hợp lý để bài viết được xuất bản. Nếu dùng Wordpress, hãy thử Scribe Content Optimizer để xem điểm cho bài viết. Đến lúc thấy hài lòng với số điểm, ta cập nhật và hoàn thành việc đăng bài.
Điều thứ 12 là kinh nghiệm của tôi, chỉ 1 câu rút ra “Viết từ cái gì ta có sẽ nhanh và dễ hơn cái gì ta không có”. Những thứ đi cóp nhặt sẽ khó được trình bày lại hơn những thứ tađã nắm chắc, những thứ đúc ra từ trải nghiệm thực tế.
Trong bài này, có một số mẹo tôi chưa thử, ví dụ như dùng đồng hồ tính giờ, hay dùng các chương trình xử lý văn bản. Nếu Michael Hyatt chỉ mất chưa đầy 70 phút làm tất cả những việc kia, tôi sẽ bắt đầu bằng con số 100 phút xem sao.
Còn bạn thì sao? Bạn mất bao nhiêu lâu để viết một bài blog ưng ý?
(*) Nào cùng tìm hiểu một chút về SCORRE:
SCORRE – S (Choose a subject), C (Focus on a central theme), O (Determine your objective) | R (Develop your rationale), R (Add supportive resources), E (Evaluate your speech).
Đây là công thức dành cho những người thuyết trình để có một bài diễn thuyết thành công, và các blogger hoàn toàn có thể áp dụng.
Bước đầu tiên là liệt kê các đề tài tiềm năng có thể khai thác và chọn một Chủ đề duy nhất.
Giới hạn phạm vi bằng cách chọn một góc nhìn duy nhất đối với chủ đề trên như một nền trọng tâm.
Xác định một câu thể hiện thứ mà ta muốn có được cùng với bài viết, gồm một định vị, câu trả lời nghi vấn và một từ khóa.
Bám vào một nền tảng lý luận vững chắc để bảo đảm sự tin cậy của mục tiêu của ta.
Bổ sung thêm các tài liệu, trích dẫn, phim ảnh để minh họa làm sáng tỏ vấn đề.
Đánh giá giọng điệu xem có tập trung, rõ ràng và thu hút được sự chú ý của độc giả.
SCORRE – S (Choose a subject), C (Focus on a central theme), O (Determine your objective) | R (Develop your rationale), R (Add supportive resources), E (Evaluate your speech).
Đây là công thức dành cho những người thuyết trình để có một bài diễn thuyết thành công, và các blogger hoàn toàn có thể áp dụng.
Bước đầu tiên là liệt kê các đề tài tiềm năng có thể khai thác và chọn một Chủ đề duy nhất.
Giới hạn phạm vi bằng cách chọn một góc nhìn duy nhất đối với chủ đề trên như một nền trọng tâm.
Xác định một câu thể hiện thứ mà ta muốn có được cùng với bài viết, gồm một định vị, câu trả lời nghi vấn và một từ khóa.
Bám vào một nền tảng lý luận vững chắc để bảo đảm sự tin cậy của mục tiêu của ta.
Bổ sung thêm các tài liệu, trích dẫn, phim ảnh để minh họa làm sáng tỏ vấn đề.
Đánh giá giọng điệu xem có tập trung, rõ ràng và thu hút được sự chú ý của độc giả.