Hiển thị các bài đăng có nhãn Thương mại điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng

24 tháng 5, 2015

6 cách phát huy sức mạnh TMDT cho doanh nghiệp nhỏ


Một điều dễ nhận thấy hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ, các công ty mới khởi nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đôi khi "cái khó bó cái khôn", khiến các bạn nghĩ rằng phải làm gì đó kinh khủng và tốn kém lắm mới có thể có được nhiều khách mua hàng.

Khi không có được những lợi thế như các ông lớn về kinh phí, địa điểm, nhân lực, ... thay vì suốt ngày soi người khác rồi mặc cảm tự ti, nghĩ lắm đau đầu, bạn vẫn có thể khai thác được sức ảnh hưởng online của mình nếu chú ý vào 6 hoạt động sau (lấy ý từ bài viết trên Magento Small Business Blog có bịa thêm một vài ví dụ ngoài)

1. Xác định tuyên bố giá trị (Value Proposition) và điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Points -USP)
Vạch ra 3-5 điều khiến doanh nghiệp của bạn đặc biệt. Điều gì làm bạn tự hào về doanh nghiệp mình cũng sẽ thu hút khách hàng: từ việc sản phẩm của bạn là handmade, được giải thưởng gì đó, hay chỉ đơn giản là giá rẻ nhất. Hãy chắc rằng phải làm nổi bật các "điểm bán hàng độc nhất" này trên trang chủ website và trên các trang sản phẩm của bạn.

2. Làm nổi bật các khía cạnh chủ chốt
Hai khía cạnh chủ chốt (universal aspects) của TMĐT cần làm nổi bật trên trang web là giao nhận và đổi trả. Hãy đưa thông tin đơn giản, dễ tiếp cận nhất cả trong một tab của trang sản phẩm và trong phẩn tóm tắt trên trang giỏ hàng. Việc đưa thông tin này vào trong trải nghiệm của khách hàng giúp làm tăng sự tin tưởng và giảm tỉ lệ bỏ qua giỏ hàng.

3. Xây các trang "Giới thiệu" và "Liên hệ" dễ tương tác
Khách hàng muốn biến họ đang mua hàng của ai, từ đâu. Bạn cần biết rằng, nếu trên website có trang "Giới thiệu" và "Liên hệ", người dùng lần đầu sẽ thường xem các trang này hơn trang giỏ hàng hoặc thanh toán.
Hãy trao đổi với bộ phẩn thiết kế để tạo ra một trang "Giới thiệu" để cam kết và kết nối với những khách hàng quan tâm tới sản phẩm của bạn. Lịch sử công ty, giải thưởng, báo chí và ảnh nhân viên là những ví dụ về nội dung có sẵn sẽ làm hài lòng sự tò mò của khách và giúp bạn kết nối với khách hàng tốt hơn.
Trên trang "Liên hệ" cần đưa thông tin rõ ràng, chính xác như điện thoại, email, kênh truyền thông xã hội, và một phiếu liên hệ. Nếu bạn có cửa hàng hoặc kho hàng ngoại tuyến, hãy thêm cả bản đồ địa chỉ, giờ mở cửa và ảnh những nơi này. Hãy cho khách hàng tiềm năng biết bạn là doanh nghiệp có thật, đứng đắn luôn sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ và tư vấn cho họ.

4. Cung cấp sự bảo mật và một cổng thanh toán uy tín
 Các công ty TMĐT nhỏ thường càng dễ bị khách hàng soi kỹ về các lựa chọn cổng tranh toán. Hãy liên kết với một cổng thanh toán uy tín trên thế giới hoặc tại khu vực của bạn. 
Đối với thị trường nước ngoài giao dịch bằng ngoại tệ, bạn có thể xem các giải pháp thanh toán bảo mật như PayPal Express Checkout, xử lý khâu thanh toán bằng việc cho khách hàng đăng nhập vào tài khoản Paypal để hoàn thành giao dịch. 
Nếu các giao dịch thực hiện trong phạm vi Việt Nam, bạn có thể chọn các giải pháp thanh toán của Smartlink (tại hay nạp thẻ điện thoại qua đó nên bị ấn tượng) kết nối với nhiều ngân hàng và đơn vị thẻ khác nhau.
Hãy đảm bảo biểu tượng của các phương thức và cổng thanh toán được hiển thị rõ trên thiết kế của website. Nơi tốt nhất để đặt các biểu tượng này có thể trên đầu trang, chân trang, hoặc thanh bên, nhưng nhớ rằng luôn đặt chúng rõ ràng trên trang giỏ hàng hoặc thanh toán.
Bảo mật cho trang web bằng chứng chỉ SSL (khi địa chỉ trang web đổi từ http:// thành https://) ngay cả khi cổng thanh toán bạn chọn không yêu cầu điều này. Việc làm cho website bảo mật hoàn toàn không chỉ tạo sự tin tưởng mà còn được Google khuyến khích khi họ thông báo sẽ tăng lợi thế SEO cho những trang web bảo mật.

5. Tăng niềm tin với nhận xét của khách hàng
Trong những năm vừa qua, nhận xét của khách hàng đã trở thành yêu cầu cho mọi loại và mọi quy mô doanh nghiệp trực tuyến. Những lời khai trung thực, có thật và được trình bày tốt đóng góp vào "bằng chứng xã hội" từ đó các khách hàng có thể tìm hiểu và bị tác động bởi hành động của người khác. Hãy khuyến khích khách hàng trở lại và viết nhận xét cùng một email chăm sóc đúng lúc, có thể kèm những ưu đãi cho họ.
Các doanh nghiệp TMĐT nhỏ còn có thể tận dụng lợi thế khi làm việc với các các công ty chuyên cung cấp nhận xét bên thứ ba - ví dụ như Foody.vn, Lozy.vn đối với các ngành hàng ăn uống. Các nhận xét được thu thập về công ty/sản phẩm của bạn và tổng hợp thành những huy hiệu hoặc tiện ích dễ thấy để đặt vào website của bạn.
Nếu bạn đang có ý định dùng Google AdWords để tiếp thị trang web của bạn, các nhận xét thu thập từ các bên thứ ba này có thể xuất hiện tự động trên danh sách quảng cáo và trong kết quả của Google Shopping.

6. Sắp xếp cấu trúc các danh mục thật hợp lý
Thiết kế cấu trúc các danh mục hợp lý cũng quan trọng như bản thân việc thiết kế website TMĐT. Hãy xem xét hành vi mua sắm khác nhau như thế nào giữa các khách hàng. Lấy ví dụ với sản phẩm sàn gỗ, các danh mục có thể sắp xếp để các sản phẩm giống nhau có thể được truy cập theo loại, nhà sản xuất, chủng loại gỗ, hay loại phòng phù hợp. Giới hạn cấu trúc danh mục trong chỉ 1 trong số các mục này có thể gây cản trở cho những khách hàng cần hướng dẫn và giới thiệu.
Nếu bạn đang có website cài Google Analytics, hãy xem xét các từ khóa tìm kiếm nhiều nhất để hiểu người dùng đang cần gì. Hoặc nếu bạn dùng Magento (10 giây quảng cáo cho Magento vì lấy bài từ blog của họ), bạn có thể tìm thấy dữ liệu này trong phần ‘Catalog > Search Terms’ trong Admin Panel. Phân tích khách hàng đang tìm gì là một dấu hiệu cho những danh mục mới đang bị thiếu hoặc có tiềm năng.
Một cấu trúc danh mục sắp xếp và gắn nhãn đúng không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn mở cơ hội cho SEO khi mỗi danh mục thành một trang đích đã được tối ưu hóa cho từ khóa tiềm năng trong đầu khách hàng.

Nào bạn trẻ, lạc quan nhé! Cố lên!