Hiển thị các bài đăng có nhãn content idea. Hiển thị tất cả bài đăng
6 tháng 2, 2014
SHINE - Công thức thần diệu để có một tiêu đề thu hút
23:17
content idea
,
content marketing
,
công thức shine
,
Headline Swipe File
,
headlines
,
shine
,
tiếp thị nội dung
,
tiêu đề
Chúc mừng năm mới!!! Oa oa!!!
Nói ngắn gọn 1 câu là từ trước Tết đến sau Tết, MT tôi quá lười và bê trễ, đến mức quên cả kiểm tra thư và bình luận trên blog. :(
Vào chủ đề của bài viết này luôn nhé. Một tiêu đề thu hút sẽ quyết định sự thành công của một bài viết, khi 80% người đọc lướt qua tiêu đề và chỉ 20% đọc phần nội dung. Mà chẳng cần hiểu người ta lấy tỉ lệ 80/20 ở đâu, chỉ cần hiểu nôm na là nhìn thấy tiêu đề thu hút thì sẽ để lại ấn tượng sâu sắc hơn trong trí óc độc giả và kích thích họ thực hiện hành động mà tác giả mong muốn.
Đây là công thức tôi vừa mới bắt gặp lúc tối nay, lấy từ bài viết trên chooseimpulse.com, một "gold agency" của Hubspot.
TIÊU ĐỀ TIẾP THỊ THU HÚT = TỎA SÁNG (SHINE)
S = Specificity (Cụ thể)
Làm thế nào để thuyết phục người khác đọc nội dung của mình? Rất dễ dàng, chỉ cần bảo họ nội dung đó nói về cái gì. Không có gì nhàm hơn sự bóng gió. Ngược lại, những sự thật cụ thể rõ ràng, đặc biệt những gì có thể được định hình trong trí óc con người - sẽ thú vị hơn rất nhiều.
Do đó, điều đầu tiên bạn phải làm để tạo ra một tiêu đề hành công là
Sử dụng ngôn ngữ khách quan, có thể định lượng: Sẽ rất tuyệt vời nếu có những con số, chúng thể hiện quá trình nghiên cứu, bổ trợ cho tầm nhận thức của chúng ta. Ngoài ra bất kể sự cụ thể nào khác cũng đều tốt cả: từ tên gọi, mô tả - và làm sao để độc giả thấy mình trong đó. Mel Martin đã kiếm được hàng triệu đô khi viết các tiêu đề dạng "Với những người mà ..."
Tránh các nhận định chủ quan mà ai cũng có thể mắc phải "... số 1" hay "... hàng đầu", v.v. Những thứ đó thật vô nghĩa. Ai cũng có thể nói được và nghiên cứu đã cho thấy những cách thể hiện kiểu như vậy làm giảm lượng độc giả đáng kể, vì người ta sẽ thể hiện sự chú ý đến chúng ngang với cách họ đối xử với quảng cáo biểu ngữ - không nhiều như mong đợi.
H = Helpfulness (Hữu ích)
Để các độc giả nhận ra giá trị trong nội dung của bạn, bạn phải cho thấy cách mà nó sẽ giúp họ. Hiển nhiên là nếu qua tiêu đề người đọc không thể biết rằng việc đọc nội dung sẽ giúp gì cho họ thì họ sẽ không đọc nó.
Để tạo ra tiêu đề hữu ích, hãy nói về vấn đề nào thường trực nhất trong tâm trí độc giả - họ gặp rắc rối gì mà phải đến website của bạn để tìm cách giải quyết. Người ta hiểu rằng những gì được phát biểu trong tiêu đề sẽ dẫn lối cho giải pháp ở trong phần nội dung.
Một tiêu đề như "Basecamp là công cụ quản lý dự án mà bạn sẽ ước gì bạn có được trong các dự án đã qua" trong 37Signals có thể coi là quá rõ ràng (explicit).
Hoặc thay vào đó, nếu độc giả vẫn chưa biết rõ vấn đề của họ, hãy bắt đầu đơn giản bằng việc nói thẳng nó ra trong tiêu đề "Những kẻ giết người giấu mặt trong giỏ rau của bạn"
I = Immediacy (Cấp thiết)
Khi nói về "những kẻ giết người giấu mặt", tiêu đề đã tạo ra một thứ hấp dẫn khiến độc giả không thể kiềm chế và sẵn sàng đọc ngay. (Nôm na tiếng Việt gọi là "giật tít", chẳng biết có gì hay, cứ bấm vào đọc qua cho biết)
Tại sao cần phải cấp thiết? Này, tự vấn lương tâm xem, đã bao nhiêu bài báo, sách, giấy mà bạn đã lưu lại để "đọc dần" ... như tôi? Và cái ổ cứng của bạn có chất đống bởi những tệp tài liệu kiểu như thế ... giống như ổ của tôi? Đồng ý nhé. Và nếu bạn không đọc ngay thì "gia cát dự" là bạn sẽ chẳng bao giờ đọc. Và sự thật hiển nhiên với bất cứ ai đọc nội dung của bạn.
Tạo ra tính cấp thiết sẽ giúp các chủ đề đánh động mạnh mẽ hơn vào cảm xúc, nhất là với các chủ đề mang tính kỹ thuật cao (cũng như khóa luận, luận văn, đồ án nào chẳng có "tính cấp thiết của đề tài"). Bạn có thể làm điều đó cho bất cứ thứ gì nếu bạn điểm trúng vào mối quan tâm đến bản thân và khó khăn tức thì của người đọc. Tập trung vào ước muốn (desires) hơn là nhu cầu (needs) vì ước muốn thường mạnh mẽ hơn.
Sự tò mò là một yếu tố tác động mạnh mẽ. Các nghịch lý (paradoxes), trò đố vui, những ẩn ý về nguy hiểm hay phần thưởng, hay ngay cả các câu hỏi đơn giản có thể bùng lên tính cấp thiết của tiêu đề bằng cách chạm vào sự tò mò của độc giả - và thôi thúc họ đọc nội dung. Đây là một cách khá cổ điển để minh họa sức mạnh khó cưỡng của sự quan tâm đến bản thân kết hợp với sự tò mò: "... của bạn an toàn đến mức nào?"
N = Newsworthiness (Tin có giá trị - Đáng đưa tin)
Để cho người ta lý do bỏ thời giờ quý giá ra để đọc nội dung của bạn mà không phải nội dung của đối thủ, tiêu đề của bạn phải nói lên điều gì họ chưa từng nghe bao giờ. Hoặc chính xác hơn là điều mà họ nghĩ là họ chưa từng nghe bao giờ.
Các nhận dịnh hiển nhiên, phổ biến hoặc quen thuộc sẽ đặt một "đầu đạn" dưới chân bạn (chưa kịp hiểu - put a bullet in your foot). Thực tế là bất cứ thứ gì khiến họ nghĩ "Tôi đã biết đây nói về điều gì"
Nói cách khác, tiêu đề phải có giá trị thời sự. Nó không có nghĩa là tin tức thật sự - mặc dù các tiêu đề bắt đầu với "Now","Finally","Announcing","At last","New" v.v. đã được kiểm chứng là những người thắng cuộc .
E = Entertainment Value & Emotional Appeal (Gía trị giải trí và đánh động cảm xúc)
Con người hiện nay là những kẻ gặm nhấm thông tin (information grazers). Với quá nhiều blog để đọc, nhiều thứ để Thích trên Facebook, nhiều tweet để lướt qua, quá nhiều phim để xem ... thì những nội dung bán hàng trở nên nhàm chán. Thậm chí đến cả những nội dung không để bán hàng.
Các tiêu đề nào hứa hẹn có nhiều nội dung giải trí sẽ thành công hơn những tiêu đề khác. Bạn không thấy điều này được nhấn mạnh rất thường xuyên trong các công thức tiêu đề. Thực tế là bằng việc đặt tiêu đề như tên một câu chuyện, bạn đã bảo đảm có được một điểm nhấn độc đáo. Bạn cũng đã đảm bảo một yếu tố cần thiết mà hầu hết các tiêu đề trên mạng đều thiếu.
Hãy để tôi nói thẳng nhất có thể: Mọi người trên internet sẽ không bị nhàm chán.
Các câu chuyện kể, hình thức giải trí cổ xưa nhất, vô cùng hiệu quả. Sự hài hước cũng thế nếu được sử dụng cẩn trọng, nhưng bạn phải thấu hiểu mức độ hài hước mà độc giả thích và điều mà họ có thể đùa một cách thoải mái.
Công thức SHINE là một, còn công thức nào nữa không nhỉ?
_________
Tặng kèm:
Độ dài một tiêu đề hoàn hảo
Theo thống kê cho thấy khi lướt một tiêu đề, người đọc sẽ chú ý ba từ đầu và ba từ cuối, do đó tiêu đề hoàn hảo sẽ có 6 từ. (Hơi nghi ngờ kết luận này khi áp dụng với tiêu đề tiếng Việt)
Mặt khác, trung bình, tiêu đề được hiển thị 70 ký tự (cả khoảng trắng) trên kết quả tìm kiếm của Google. Hãy luôn lưu ý điều đó để tiêu đề có thể hiển thị đầy đủ.
Dùng danh sách để định hình tiêu đề
Một cách hay để cấu trúc bài viết là sử dụng danh sách liệt kê, và tiêu đề do đó sẽ là
- X cách để cải thiện Y
- X lưu ý hàng đầu cho Y
...
Dùng "Headline Swipe File"
Mỗi chủ doanh nghiệp trong thời đại số nên có một "Headline Swipe File". Chỉ cần cóp nhặt những tiêu đề hay của người khác cho vào là có một "swipe file" rồi. (swipe có 1 nghĩa là "ăn cắp")
Có thể phân chia tài liệu thành các mục như
- Tiêu đề bài viết trên blog
- Dòng tiêu đề thư
- Tiêu đề sách trắng
- Tiêu đề cho các trang web
- Tên của các bài thuyết trình
- Tiêu đề đoạn phim
- V.v.
_________________
Để dễ hình dung dung nhan của một cái "swipe file", bạn cứ tải cái ebook có ở trong bài viết này, cũng xem những nội dung mà tôi chưa Việt hóa sang đây.
Đã hết Tết rồi, làm việc chăm chỉ thôi. Hãy làm cho tiêu đề của bạn tỏa sáng!
Chào thân ái! ;)
PS: Bạn đọc xong rồi nhận xét giúp tôi xem tiêu đề bài này như thế đã SHINE chưa? ^_^
Blogging không phải chỉ là viết blog - Vừa phát hiện ra mấy chỗ copy nguyên bài này một cách khá tử tế là đã dẫn link về vietinbound.com. Có chút "phê" nhẹ.
Blogging không phải chỉ là viết blog - Vừa phát hiện ra mấy chỗ copy nguyên bài này một cách khá tử tế là đã dẫn link về vietinbound.com. Có chút "phê" nhẹ.
12 tháng 7, 2013
9 nguyên tắc về hành vi con người: Tâm lý học marketing
Một phẩm chất quan trọng của người làm inbound marketing là hiểu như thế nào và tại sao mọi người có suy nghĩ và hành động nhất định. Thử nghĩ mà xem. Làm sao bạn có thể tạo ra những nội dung cộng hưởng hấp dẫn người đọc nếu ngay từ đầu bạn không hiểu nguyên nhân?? Làm sao bạn có thể cá nhân hóa nội dung để tiếp cận đúng khán giả nếu bạn không biết họ thích nội dung nào và vì sao họ thích nó?
Trước khi đi vào tiến hành các thủ thuật chi tiết trong marketing, tôi nghĩ sẽ rất có ích nếu bạn hiểu cách mọi người xử lý, bạn vận dụng toàn bộ các nguyên lý trong tâm lý học để giải thích. Việc hiểu các nguyên lý tâm lý học quan trọng có thể chuyển nội dung của bạn từ tốt thành bất ngờ, vì bạn đã để đúng khách hàng mục tiêu đọc và nhận diện nó.
Và không chỉ dừng lại ở đó, khi đã hiểu những nguyên lý và đưa chúng vào marketing, bạn sẽ có thể chuyển đổi nhiều khách ghé thăm thành nhân mối, thành khách hàng hơn nữa.
Tự tin, hít sâu, bắt đầu!
9 Khái niệm Tâm lý học quan trọng áp dụng trong marketing
1) Có đi có lại - Reciprocity
Được giới thiệu trong cuốn sách Influence: The Psychology of Persuasion của Dr.Robert Cialdini, khái niệm "có đi có lại" rất đơn giản -- nếu ai đó làm gì cho bạn, tự nhiên bạn sẽ muốn làm gì cho họ. Đó không phải hối lộ đâu nhé. Nếu bạn hành động một cách chân thành thật tâm, người khác tự nhiên cũng muốn giúp bạn.
Vận dụng trong marketing
Cho đi thứ gì đó MIỄN PHÍ để giúp xây dựng cộng đồng hoặc sự trung thành của khách hàng. Bạn không phải đến mức nhiều tiền mới cho đi, nó có thể là bất cứ thứ gì từ một áo có in thương hiệu, đến một sách điện tử độc quyền, đến hình nền máy tính miễn phí, đến kinh nghiệm chuyên môn của bạn về một vấn đề khó khăn. Có thể chỉ đơn giản như một ghi chú viết tay có thể có tác động lớn trong việc thiết lập sự có đi có lại. Bằng việc làm khách hàng thích thú với các món quà nhỏ, bạn sẽ củng cố một mối quan hệ chân thành, bền chặt với khách truy cập, leads và khách hàng.
2) Lời cam kết - Commitments
Một nguyên tác khác do Cialdini phát triển, "sự cam kết" là cách khác để nói rằng mọi người không thích thất hứa. Nếu ai cam kết việc gì - dù chỉ là gặp gỡ cho bữa trưa hoặc đăng ký dùng sản phẩm, họ sẽ cảm giác họ tạo ra một sự ràng buộc đối với bạn. Khi họ đã cam kết, ít khi họ quay lưng.
Vận dụng trong marketing
Đây là một cách tuyệt vời để chống lại sự bỏ đi của khách hàng. Dù bạn không ngừng cố gắng làm vui lòng khách hàng (như theo nguyên tắc #1), bạn luôn ghi nhớ rằng họ càng cam kết với bạn lâu hơn thì họ càng khó quay lưng đi hơn. Nghĩ về cấu trúc định giá. Bạn có thể giảm giá nhưng yêu cầu khách ký hợp đồng 1 năm thay vì 1 tháng? Do đó, một khi bạn đã bắt khách hàng cam kết, hãy bổ trợ thêm bằng việc mời chào những sản phẩm và dịch vụ khách hàng tốt nhất - và thậm chí là các nội dung dành riêng cho khách hàng.
3) Sự tín nhiệm - Authority
Theo một nguyên tắc khác của cuốn sách của Cialdini, hầu hết mọi người sẽ tuân theo những hình mẫu có tín nhiệm. Khi chúng ta coi ai đó như có uy tín, chúng ta thường tin tưởng những ý kiến và gợi ý của họ, đơn giản vì chúng ta tin rằng người này tin cậy được.
Vận dụng trong marketing
Củng cố uy tín trong nội dung của bạn bằng cách làm nổi bật thông tin của các tác giả bên cạnh các bài viết, sách tiện tử, sách trắng, hoặc phim của họ. Bằng cách này, khán giả của bạn có thể biết các marketer của bạn thông minh và tuyệt vời như thế nào, đây sẽ là một bước đi đúng nếu bạn đang cố gắng thiết lập vị trí thought leadership cho thương hiệu của bạn.
4) Bằng chứng mạng xã hội - Social Proof
Chúng ta đã nói về các bằng chứng mạng xã hội nhiều lần, nhưng về cơ bản đó là tình huống mà bạn bị ảnh hưởng theo niềm tin hoặc hành động của một nhóm người mà bạn thích hoặc tin tưởng. Nói cách khác, đó là hiệu ứng "tôi cũng vậy", tâm lý theo đám đông.
Vận dụng trong marketing
Rất dễ dàng để tạo ra bằng chứng mạng xã hội trên blog - sử dụng những lựa chọn chia sẻ xã hội và nút theo dõi hiển thị số người theo dõi mà tài khoản của bạn có hoặc số lượt chia sẻ cho một mẩu nội dung. Nếu con số hiện trước đã thể hiện có vài người chia sẻ bài viết của bạn, người xem nội dung sau đó sẽ có xu hướng cũng chia sẻ.
5) Thích - Liking
Một lý thuyết tâm lý học khác của Cialdini, "thích" nghĩa là nếu bạn cảm thấy tích cực đến một người/một công ty khác, bạn sẽ thường thích tương tác với họ hoặc mua hàng của họ. Có thể người đó không thông minh, có thể công ty không có lãi, nhưng bạn thấy họ thú vị, bạn vẫn muốn được thấy cùng họ thường xuyên hơn.
Vận dụng trong marketing
"Thích" rất quan trọng để phát triển thương hiệu của công ty. Hãy chú ý rằng "dễ thích" không có nghĩa là "tốt". Thương hiệu của bạn có thể thô tục và xúc phạm ... nhưng nếu khán giả của bạn thích, bạn vẫn có thể có lợi thế của "thích". Bạn chỉ muốn người ta cảm thấy liên kết một cách tích cực với thương hiệu. Vì vậy, không biết bạn làm cách nào, việc này rất đáng thử.
6) Sự khan hiếm - Scarcity
Bạn đã bao giờ mua vé máy bay và xem một dòng tagline nói "chỉ còn 3 ghế còn lại với giá này!" Đó chính là sự khan hiếm (cũng là một khái niệm khác của Cialdini). Nguyên lý tâm lý học này trở lại một công thức cung và cầu: khi cơ hội/sản phẩm càng hiếm thì nó càng giá trị.
Chú ý Nếu bạn muốn sử dụng nguyên tác này hợp lý, bạn cần cẩn thận cách dùng từ. Nếu bạn tiếp cận khái niệm khan hiếm như kiểu đã từng có rất nhiều sản phẩm và dịch vụ, nhưng do nhu cầu cao nên chỉ còn lại rất ít, người ta sẽ rất ghi nhận. Nhưng ngược lại, nếu bạn tiếp cận trên góc độ tổng sản phẩm chỉ có một số ít, có thể nguyên tắc trên sẽ không hiệu quả. Đọc thêm một bài viết từ Nir and Far để giải thích kĩ hơn về sự khác biệt.
Vận dụng trong marketing
Đây sẽ là thủ thuật rất tốt khi lên kế hoạch các sự kiện. Nếu bạn muốn tăng doanh số bán vé, có thể rất đáng để bạn gửi một email cá nhân hóa đến những người chưa đăng ký để nhắc họ chỉ còn X vé còn lại vì đã có nhiều người đăng ký trước.
7) Ám ảnh gần đây - Recency Illusion
Bạn đã nghe về một sản phẩm và bắt đầu để ý đến nó bất cứ nơi nào bạn nhìn thấy? Trong khi đó có thể là một phần của một mẩu quảng cáo tái mục tiêu trên mạng, việc này vẫn có khả năng vì hiêu ứng "ám ảnh gần đây". Nó bắt đầu xảy ra sau khi bạn chạm mặt thứ gì đó lần đầu tiên, và sau đó nhận ra nó bất cứ nơi đâu bạn nhìn thấy.
Vận dụng trong marketing
Vấn đề này rất quan trọng để ghi nhớ khi bạn thiết kế các chiến dịch tiếp thị - bạn phải nhắm đến việc phát triển các chiến dịch mạnh mẽ, tổng thể, không chỉ là lần lượt từng mẩu nội dung tủn mủn. Tránh việc làm cục bộ trong 1 một loại nội dung trên một nền tảng, bạn không chỉ hiện nội dung cho các khán giả mới, mà quan trọng hơn, hãy thúc đẩy thông điệp với cả những người đã bắt gặp các nội dung tiếp thị trước đó.
8) Hiệu ứng nguyên bản - Verbatim Effect
Theo khái niệm tâm lý học này, mọi người thường nhớ một ý tưởng chung, mờ nhạt trong nội dung của bạn - không phải là mẩu chi tiết dài dòng của mà bạn tạo ra ban đầu. Ví dụ, người ta sẽ nhớ nhất bài thuyết trình thường về blogging cho doanh nghiệp - không phải các chi tiết xoay quanh việc viết và biên tập nội dung blog.
Vận dụng trong marketing
Trên thế giới hiện nay, loài người đang đói-tiêu đề (headline-hungry). Với "hiệu ứng nguyên bản" bạn phải cố gắng gói gọn càng nhiều thông tin phù hợp và đặc tả nhất có thể vào dòng tiêu đề. Bên cạnh thực tế rằng dòng tiêu đề tự nó sẽ chiến thắng sự chú ý trên truyền thông xã hội, dòng tiêu đề chỉ là một vài từ tóm lược toàn bộ bài viết. Vì vậy sử dụng một cách thông minh - đó có thể là tất cả những gì người đọc nhớ được. Để có thêm mẹo tạo ra các dòng tiêu đề hấp dẫn, hãy thử tham khảo bài viết này.
9) Phân nhóm - Clustering
Người ta đã có rất không gian rất hạn chế trong trí nhớ ngắn hạn. Trên thực tế, hầu hết mọi người có thể chỉ nhớ 7 thông tin 1 lần (hoặc thêm bớt 1-2 thông tin tùy theo từng tình huống). Để xử lý việc này, hầu hết mọi người phân nhóm những thông tin tương tự với nhau. Ví dụ nếu bạn có một danh sách dài các sản phẩm tạp hóa ngẫu nhiên, hầu hết mọi người có xu hướng nhóm theo các thể loại nhất định (bột, thị, sữa ...) để nhớ tốt hơn và chính xác hơn trong danh sách.
Vận dụng trong marketing
Hãy thực hiện những công đoạn chuẩn bị cho khán giả: nhóm các chủ đề tương tự nhau trong bài viết - có thể theo gạch đầu dòng hoặc với các kích cỡ tiêu đề khác nhau. Bên cạnh việc quét thông tin dễ hơn, bài viết sẽ dễ nhớ hơn và dễ hồi tưởng hơn, đặc biệt với nội dung quá dài.
Bạn đã áp dụng được nguyên lý nào từ đây?
Image credit: Saad Faruque
Nguồn: http://blog.hubspot.com/psychology-marketers-revealing-principles-human-behavior
____________________________
Đáng ra thời gian buổi hôm nay hoàn thành nhiệm vụ để nộp sếp, nhưng bị thích bài này quá nên xử lý luôn. Đành chịu phạt rồi.
Bị thích kinh khủng! - cảm thấy hào hứng *_*
18 tháng 4, 2013
Chìa khóa để Nội dung cộng hưởng trong lòng khán giả
02:21
âm thoa
,
blogger
,
content idea
,
content marketing
,
cộng hưởng
,
marketer
,
marketing nội dung
,
nội dung
,
resonance
,
seth godin
,
ý tưởng
Âm thoa |
Một chiếc thanh mẫu - âm thoa (Tuning fork) rung lên một độ cao nhất định (particular pitch) khi bạn gõ vào một bề mặt cứng. Nó tạo ra một tiếng trong trẻo (nghịch thử tại đây) mà các nhạc công có thể sử dụng để điều chỉnh nhạc cụ của họ (như violin và guitar).
Việc của bạn khi là một nhà tiếp thị nội dung (content marketer) là nghĩ về độc giả như một chiếc âm thoa. Bạn cần tạo ra nội dung tốt gây cộng hưởng (resonance) với độc giả - để khiến cho người đó đưa ra tiếng nói nhất định để họ biết, thích và tin bạn.
Nhưng việc tạo ra các nội dung gây cộng hưởng với các độc giả thường là phần bị chúng ta xem nhẹ. Nó là một trong những thứ touchy-feely mà không ai nói tới. Nhưng nó cực kỳ quan trọng - rất khó thực hiện.
Nội dung cộng hưởng với độc giả khiến họ gật đầu nói "Có!" Khi khách tiềm năng đồng ý với bạn, nó xây dựng lòng trung thành và niềm đam mê cho cho bạn và sản phẩm của bạn, tạo ra môi trường mua hoàn hảo khi bạn sẵn sàng đưa lời chào mời.
Hãy xem một vài mẹo về sự cộng hưởng và làm thế nào để hòa hợp với độc giả của bạn.
Seth Godin đã thu được lợi ích từ sự cộng hưởng bằng cách nào?
Seth Godin là bậc thầy của việc tạo ra cảm xúc "đồng điệu" với độc giả. Những bài đăng của ông khiến độc giả rung lên với sự hài hòa - họ ngân lên một bản hòa âm. Là độc giả, chúng ta tin rằng những gì Seth nói là chính xác và khiến chúng ta muốn đọc nhiều hơn và mua những sản phẩm của ông ta.Khi Seth viết một bài về việc đầu tiên chúng ta làm khi ngồi trước máy tính, độc giả nghiêng ngả - họ thực sự quan tâm đến quan điểm của ông về chủ đề quan trọng này.
Khi ông nói chúng ta nên bắt đầu thứ gì khác đầu tiên vào buổi sáng (thay vì kiểm tra thư chúng ta có thể đọc nhiều hơn về việc xảy ra hôm qua), chúng ta biết ông nói đúng. Chúng ta có thể cảm thấy nó từ trong tâm hồn.
Godin đăng bài hàng ngày, và rất nhiều bài viết của ông tạo ra sự hòa hợp với độc giả. Ông tạo một mối quan hệ dài lâu với khán giả bằng việc củng cố tất cả các phản ứng "yes" suốt năm. Khi Godin công bố ông vừa viết một cuốn sách mới, độc giả đã được mồi sẵn. Ông tạo ra một sự hòa hợp với họ bằng việc tạo ra những bài viết tuyệt vời một cách đều đặn.
Người hâm mộ của Seth mua sách của ông và chia sẻ các ý tưởng vì họ thích những gì ông nói. Họ muốn tiếp tục những trải nghiệm tích cực gắn bó với ông. Họ muốn gật đầu nhiều hơn, sâu sắc hơn và đồng thuận hơn. Vì thế họ mua sách - và quyết định mua đã rất dễ dàng.
Cách để tạo sự đồng điệu
Đừng quy kết rằng một bài viết phải về một chủ đề tích cực mới tạo ra sự hòa hợp.Bạn không cần nói về những chú kỳ lân hay cầu vồng vào mỗi nội dung bạn viết. Nhiều khi bạn có thể khiến người khác tán đồng với bạn bằng việc đưa ra những lời khuyên khó nghe (nhưng cực kỳ quan trọng). Hoặc thổi một bay một định kiến chung thành từng mảnh.
Thử:
- Cụ thể - Specific — Mõi bài viết cần đơn giản trực tiếp, không quan tâm độ dài. Bạn sẽ có thể tổng hợp thành một câu cô đọng nội dung về cái gì. Nếu bạn không thể tổng kết trong một câu, hãy sửa lại bài viết cho đến khi có thể.
- Hữu ích - Useful — Những nội dung hữu ích sẽ dễ ghi nhớ, và nó cộng hưởng với khán giả. Vài tháng trước, tôi thấy một bài viết trên FoodBeast về cách sử dụng cốc sốt cà chua hiệu quả hơn, (ờ hay phết :D - có thể thành ideas rất hay cho những chủ đề dạng "tưởng vậy mà không phải vậy" :-?) và nó khiến tôi gõ trán và nói. "Ờ! Tại sao mình không nghĩ ra chứ?" và tôi trở thành người hâm mộ của FoodBeast kể từ đó.
- Dày mặt - Brave —Đừng sợ nói ra những điều người khác không nói, nếu bạn nổi bật trước phần còn lại, bạn có thể nói về điều gì đó người khác sợ nói về. Hãy dũng cảm nhé bạn tôi. Hãy chấp nhận rủi ro để có được sự tán đồng từ khán giả.
- Xúc cảm - Emotional — Nội dung tốt khiến chúng ta phấn khích (worked up). Nó quấy đảo cảm xúc, dù đó là cảm giác lo lắng, kinh ngạc, vui, buồn hay giận dữ. Đừng sợ phải viết theo cá nhân và cảm xúc của chính bạn, bạn sẽ đến được với sự đồng điệu cùng độc giả.
Ví dụ về sự đồng điệu mọi nơi
Các chương trình TV, trình diễn truyền thanh, và các bộ phim tạo ra sự đồng điệu bằng việc đánh dấu tính cách và các câu chuyện cộng hưởng với khán giả.Cá nhân tôi rất yêu thích nền của chương trình TV Firefly, National Public Radio’s This American Life, và phim Good Will Hunting. Sau khi xem, tôi không chỉ cảm thấy khai sáng từ bên trong, tôi còn muốn giới thiệu với những người khác - và tôi thường xuyên làm thế. Tôi đồng ý với những thông điệp độc giả gợi lên trên thế giới và nó khiến tôi yêu những tác phẩm của họ.
Maria Popova, Chris Brogan, và Neil Patel là những tác giả, những bậc thầy của việc tạo sự cộng hưởng và hòa âm với khán giả. Hãy xem công trình của họ, và xem bao nhiêu lần chính bạn cũng phải gật đầu tán đồng với họ.
Tạo sự cộng hưởng với độc giả
Dù bạn có biết hay không, những blogger bạn yêu thích đang tạo ra sự hòa hợp với bạn bất cứ khi nào họ viết một bài viết tuyệt vời. Đó là lý do chính bạn yêu họ.Họ đang lắng nghe nhu cầu và ý thích của bạn, và họ rất linh hoạt.
Để thành công với content marketing, chúng ta cần nhớ chiếc âm thoa - và sử dụng hình ảnh đó để vươn ra cùng khán giả, để họ cộng hưởng với thông điệp của chúng ta.
Bạn có ví dụ nào về nội dung thực sự khiến bạn cộng hưởng? Hãy cho tôi nghe trong phần bình luận ..
Tác giả: Beth Hayden nhà văn cao cấp cho Copyblogger Media. Tìm hiểu thêm về Beth trên Twitter và Pinterest.
Link bài gốc: http://www.copyblogger.com/resonant-content-marketing/
Việt hóa bởi Minh Trang @VietInbound 2013
PS: Funny: Cộng hưởng là nguyên nhân của sập mái, sập cầu, là rủi ro chứ không phải đơn giản. Không tin à, hỏi thầy dạy Lý nhé.
Đằng nào cũng chót đọc đến dưới này, anh/chị/em/bạn có thể tranh thủ lượn quanh một số bài "làm hàng" trong blog này nếu chưa đọc::">
Link bài gốc: http://www.copyblogger.com/resonant-content-marketing/
Việt hóa bởi Minh Trang @VietInbound 2013
PS: Funny: Cộng hưởng là nguyên nhân của sập mái, sập cầu, là rủi ro chứ không phải đơn giản. Không tin à, hỏi thầy dạy Lý nhé.
Đằng nào cũng chót đọc đến dưới này, anh/chị/em/bạn có thể tranh thủ lượn quanh một số bài "làm hàng" trong blog này nếu chưa đọc::">
12 tháng 4, 2013
Hướng dẫn Tạo Nội dung Dựa trên Dữ liệu
Các inbound marketer luôn muốn tạo ra những chiến dịch quảng cáo dễ chịu để khán giả vui vẻ, và tiếp theo chúng tôi không còn muốn điều gì khác ngoài việc nhảy vào một vài dữ liệu. Khi ngày càng nhiều công ty bắt đầu khởi động cỗ máy inbound marketing và bắt đầu tạo nội dung, hãy nhớ rằng những dữ liệu là tài sản khi các marketers có thể giúp tạo ra những nội dung chất lượng, dễ sẻ chia và chuyên sâu.
May mắn là chúng ta cũng đang sống trong thời đại của truyền thông xã hội, dữ liệu lớn và … vâng, mạng toàn cầu, … khi những công cụ và công nghệ giúp chúng ta xử lý dư liệu trong tầm tay và sử dụng để phát triển chiến lược nội dung. Chúng ta hãy cùng xem làm thế nào bạn có thể sử dụng dữ liệu đó để giúp hình thành nội dung bạn tạo ra, và làm sao để xây dựng nội dung dựa trên dữ liệu để giúp nội dung nổi bật khỏi đám đông.
Sự phát triển của truyền thông xã hội dẫn tới sự bùng nổ về lượng dữ liệu cá nhân về con người trên mạng. Khi sinh viên Áo Max Schrems yêu cầu về dữ liệu Facebook thu thập từ cậu, con số lên đến 1222 trang. Bây giờ thử nghĩ cso hơn 1 tỷ người dùng hoạt động trên FB mỗi tháng. Đó là con số dữ liệu khủng khiếp trong chỉ 1 mạng xã hội.
Cũng như với tất cả dữ liệu đó, marketer có thể xử lý để làm cách nào thông báo chiến lược nội dung của họ, phải không? Tại sao có, họ có thể? Những công cụ sau có thể giúp bạn sử dụng dữ liệu xã hội để giúp đưa ra quyết định về nội dung nào bạn nên sản xuất cho khán giả.
SocialCrawlytics là công cụ tuyệt vời giúp chỉ ra nội dung nào do đối thủ tạo ra đang gây tiếng vang với khán giả - những người bạn cũng có thể muốn tiếp cận. Nó bò trong một trang và chỉ ra bao nhiêu chia sẻ xã hội mà mỗi URL thu được.
Cũng có API for SocialCrawlytics để bạn có thể bắt đầu tạo bảng theo dõi những nội dung chia sẻ nhiều nhất và dễ dàng chỉ ra chủ đề nào tốt nhất.
Bottlenose là công cụ tuyệt vời cho marketing thời gian thực. Nó cho phép bạn chỉ ra những xu hướng thời gian thực trong thị trường của bạn để bạn có thể bắt đầu tạo ra nội dung tương tác với những người ảnh hưởng xung quanh những xu hướng đó. Ví dụ về nó hãy theo dõi bài học tình huống từ Razorfish on slide 42 of this presentation.
SocialMention tìm sự nhắc đến về một chủ đề xuyên suốt một tập hợp các thuộc tính xã hội. Nó có thể chỉ ra những dữ liệu thú vị, ví dụ như tâm lý của một chủ đề, những người dùng hàng đầu cho chủ đề đó (tốt để tìm ra những người ảnh hưởng), những thẻ thăng hàng đầu gắn với chủ đề đó, và những nguồn hàng đầu cho chủ đề đó (tốt để biết bạn nên bắt đầu chia sẻ nội dung về chủ đề đó ở đâu). Nó không có API, nhưng cho phép bạn xuất ra CSV, để bạn có thể phân tích dữ liệu với một số kỹ năng Excel.
Khách hàng của HubSpot có thể sử dụng phần mềm để xử lý các dữ liệu xã hội, đặc biệt để xác định nội dung họ chia sẻ có tỏa sáng thế nào đối với khán giả, và làm thế sự tương tác đó dẫn đến những thước đo chủ yếu, như sản sinh khách hàng. Kiểm soát lại nội dung dẫn đến sản sinh người theo dõi, lead, khách hàng và còn có thể tra cứu thông tin trên từng liên hệ xã hội riêng lẻ - là dấu hiệu của loại nội dung bạn nên xuất bản nhiều hơn và ít hơn trên truyền thông xã hội
Cũng có những cách truyền thống, thử và đúng để thu thập thông tin không yêu cầu bạn phải đáp ứng nền tảng công nghệ hay phần mềm mới.
Nếu doanh nghiệp bạn bắt đầu thu thập dữ liệu hữu dụng cho bạn để tạo ra hay thông báo nội dung, bạn không muốn phớt lờ nó. Tại Hubspot, dữ liệu lead và customer được sử dụng để thông báo chiến lược nội dung trên cơ sở hàng ngày, vì phần mềm được sử dụng hàng ngày. Và, một phần lớn trong dữ liệu là việc thu thập và phân tích dữ liệu. Nếu bạn có sản phẩm hoặc dịch vụ thu thập dữ liệu về lead và customer, bạn có thể sử dụng để thông tin về chiến lược nội dung và phát triển chất lượng nội dung.
Kháo sát khán giả là cách tốt để thu thập thông tin bạn cần để tạo ra nội dung độc nhất dựa trên dữ liệu phản ánh trực tiếp nhận diện mục tiêu của bạn. Cái khó của thu thập dữ liệu loại này là khối lượng – bạn cần phải có đủ người để hoàn thành bản khảo sát để đạt được độ chính xác cao. Nếu bạn cần sự giúp đỡ với việc thu thập thông tin này, có thể tham khảo cuốn ebook để hướng dẫn đi hết quá trình The Ultimate Guide to Using Surveys in Your Marketing.
Cuối cùng, có nhiều nguồn dữ liệu từ bên ngoài bạn có thể sử dụng để tạo ra một số nội dung dựa trên dữ liệu tốt. Tất cả bạn cần là kỹ năng kỹ thuật. Nếu bạn là người thuần thục về kỹ thuật, một nguồn rất lớn các nội dung dựa trên dữ liệu là API. Bạn có thể sử dụng Mashape và ProgrammableWeb để tìm kiếm những API tương ứng để có được dữ liệu cho nội dung. Ví dụ về nội dung sử dụng API, check out this piece from the Guardian, nó đã sử dụng dữ liệu từ Twitter để chỉ ra những tin đồn lan rộng thế nào trên nền tảng này.
Nếu bạn không thoải mái với phương thức thu thập dữ liệu, bạn có thể chuyển sang các cỗ máy tìm kiếm để thu thập dữ liệu cho bạn – những trang như Factbrowser giúp việc tìm kiếm và đưa dữ liệu lên bề mặt của mỗi ngành nghề cụ thể trở nên đơn giản.
Dữ liệu có thể được sử dụng vào mục đích nhiều hơn tạo cảm giác như một chợ nội dung – nó nên được sử dụng trong nội dung của bạn để làm nội dung nổi bật. Khi bạn có tất cả những dữ liệu đó để sử dụng, bạn muốn chắc chắn rằng bạn có giá trụ từ nó. Đó là những ý tưởng nội dung với tỉ lệ hoàn vốn cao, thổi căng mà bạn có thể tạo ra bằng tất cả những dữ liệu đã thu thập.
Nếu bạn đã có quyền kiểm soát trên dữ liệu thành công nội bộ và khách hàng, một báo cáo công ty thường niên là bước tuyệt vời đầu tiên để đẩy nó ra tất cả với sự kết hợp của PR và kể truyện. Việc này không là nội dung sinh lead cho bạn, nhưng đó là một sự chào đón từ các thông cáo báo chí chào mời các điểm chuẩn của công ty, vì nó thực sự kể một câu chuyện về những gì công ty bạn đã làm trong suốt 12 tháng trước. Từ đó, giới báo chí có thể làm việc của họ, vơ những luận điểm dữ liệu hấp dẫn và xây dựng những câu chuyện của riêng họ từ đó.
Tham khảo Hubspot với 2012 annual report -- và SlideShare giúp nội dung lan rộng và xa hơn, và hiển thị dữ liệu tốt hơn bằng hình ảnh. check out the annual report AirBnB puts out, cũng là những ví dụ xuất sắc về việc tạo ra tài sản nội dung choáng váng kể một câu chuyện với nội dung họ đã tổng hợp.
Bạn có thể biến dữ liệu và nghiên cứu ra ngoài, tập trung vào những thống kê chuyên sâu về ngành mà nghiên cứu đã mở ra. Việc này có thể biến thành báo cáo thường niên mà công ty tung ra toàn ngành, và định vị công ty không chỉ là một lãnh đạo tư duy mà giúp sản sinh leads.
Hubspot thực hiện việc đó hàng năm với Báo cáo Tình hình Inbound marketing – và Adobe với báo cáo thường niên về marketing số. Xem ví dụ về State of Online Advertising Report here .
Đôi khi bạn sẽ có dữ liệu không phải là một phần của câu chuyện năm dài, nhưng vẫn có thể là một thứ đột phá có thể thay đổi cách mọi người nghĩ về một khía cạnh trong ngành của bạn. Có thể có những thống kê bạn sẽ khai thác được nhiều từ nghiên cứu trực tuyến, những báo cáo của người khác, và từ việc nhìn vào những chiến lược nội bộ của chính bạn. Những điều này bảo đảm những tài sản nội dung của chính chúng – dù là một mẩu nội dung sinh lead, hay một bài đăng blog (Gợi ý: Những điều này có thể kết thúc bằng việc trở thành một trong những blog xuất sắc nhất của bạn.)
Ví dụ về interactive chart này từ ClickConsult là theo dõi sự phát triển từ khóa (not provided) qua lượng truy cập của 60 website. Việc này quan trọng vì nó nhấn mạnh con số phát triển của các doanh nghiệp mà không thể có một bản đọc chính xác về những từ khóa nào đang dẫn lượng truy cập đến website dựa trên mã hóa SSL.
Khả năng sản xuất ra mẩu nội dung – dù là công cụ, hay là một mẩu nội dung tĩnh – báo cáo về xu hướng trên thị trường là cách khác để giúp bạn xây dựng quyền tác giả, thu được lượng lớn truy cập và lead, và thu được tầm ngắm của PR.
Đặt những con số xung quanh những khách hàng thành công đã có với sản phẩm/dịch vụ của bạn, hoặc chỉ ra những dữ liệu thể hiện những sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể hữu ích thế nào, là một cách tuyệt vời để tận dụng những dữ liệu bạn đã thu thập được cho một mẩu nội dung marketing đi gần vào đáy phễu hơn.
Hubspot làm việc này với những bài học tình huống của riêng họ, nêu bật những dữ liệu mô tả những thành công mà khách hàng đã có với phần mềm của họ. Nói cách khác, thay vì dựa vào những dẫn chứng mơ hồ và thần thoại như “marketing của chúng tôi phát triển”, hãy dựa vào nhiều điểm dữ liệu chính xác để kể chuyện, như "we saw a 129% increase in revenue."
Có thể theo cách như SEOmoz và Inbound.org, trong đó @KaneJamison cùng kết hợp thành báo cáo sau khi được tiếp cận vào dữ liệu của Inboung.org để tạo ra set of awesome insights xung quanh nền tảng.
Cuối cùng, cân nhắc tạo ra những dữ liệu điểm chuẩn cho ngành của bạn. Dữ liệu điểm chuẩn rất thần kỳ vì người ta tham khảo nó nhiều lần, rất nhiều lần và điều đó giúp xác lập bạn như người lãnh đạo tư duy – một cách để thành công – trong ngành. Hubspot đã tận dụng dữ liệu của họ, từ đó xuất bản nên Marketing Benchmarks From 7,000 Businesses. Dù sản phẩm/dịch vụ của bạn không giúp bạn truy cập dữ liệu kiểu này, hãy thử hợp tác với một công ty nghiên cứu hay công ty khác có thể truy cập loại dữ liệu đó. Một mối quan hệ cùng marketing triển vọng phải không?
Một khi bạn sẵn có một trong những nội dung như thế này, bạn nên nghĩ đến việc nó có thể biến thành một chiến dịch như thế nào với nhiều định dạng nội dung. Ví dụ, nếu bạn có một bản khảo sát thường niên, nó có thể được biến thành một bài báo cáo hoàn chỉnh, một số báo cáo nhỏ hơn phân khúc với từng đối tượng nhỏ hơn, một webinar để thuyết trình về những tìm kiếm của bạn (thêm một người ảnh hưởng để kiếm điểm cộng), chỉnh bài trình diễn để bạn có thể thêm vào SlideShare, một số bài blog thảo luận những vấn đề gợi lên từ báo cáo, và có thể cả một số loại hình ảnh tương tác. Nội dung dựa trên dữ liệu tốn nhiều thời gian hơn dữ liệu thông thường – nhưng những chuyên sâu mà bạn thu được từ nghiên cứu sẽ rất lớn! Những thông tin mới, dựa trên dữ liệu – hoặc thậm chí những cách mới dữ liệu giúp bạn xé lẻ và tung hứng một vấn đề chung – sẽ giúp tạo ra nội dung thực sự hữu ích và chuyên sâu. Dành thời gian nghĩ về những cách để mang lại hiệu quả cao nhất có thể từ khoản đầu tư thời gian vào nội dung đó.
Ghi nhận ảnh: Greg L. photos
Ví dụ về nội dung dựa trên dữ liệu mà bạn yêu thích?
Nguồn: The Marketer's Go-To Guide for Creating Data-Based Content
by Kieran Flanagan March 27, 2013 at 2:00 PM
http://blog.hubspot.com/marketers-guide-data-based-content
May mắn là chúng ta cũng đang sống trong thời đại của truyền thông xã hội, dữ liệu lớn và … vâng, mạng toàn cầu, … khi những công cụ và công nghệ giúp chúng ta xử lý dư liệu trong tầm tay và sử dụng để phát triển chiến lược nội dung. Chúng ta hãy cùng xem làm thế nào bạn có thể sử dụng dữ liệu đó để giúp hình thành nội dung bạn tạo ra, và làm sao để xây dựng nội dung dựa trên dữ liệu để giúp nội dung nổi bật khỏi đám đông.
Thủ thuật và Công cụ để Thu thập thông tin
Sự phát triển của truyền thông xã hội dẫn tới sự bùng nổ về lượng dữ liệu cá nhân về con người trên mạng. Khi sinh viên Áo Max Schrems yêu cầu về dữ liệu Facebook thu thập từ cậu, con số lên đến 1222 trang. Bây giờ thử nghĩ cso hơn 1 tỷ người dùng hoạt động trên FB mỗi tháng. Đó là con số dữ liệu khủng khiếp trong chỉ 1 mạng xã hội.
Cũng như với tất cả dữ liệu đó, marketer có thể xử lý để làm cách nào thông báo chiến lược nội dung của họ, phải không? Tại sao có, họ có thể? Những công cụ sau có thể giúp bạn sử dụng dữ liệu xã hội để giúp đưa ra quyết định về nội dung nào bạn nên sản xuất cho khán giả.
1) SocialCrawlytics
SocialCrawlytics là công cụ tuyệt vời giúp chỉ ra nội dung nào do đối thủ tạo ra đang gây tiếng vang với khán giả - những người bạn cũng có thể muốn tiếp cận. Nó bò trong một trang và chỉ ra bao nhiêu chia sẻ xã hội mà mỗi URL thu được.
Cũng có API for SocialCrawlytics để bạn có thể bắt đầu tạo bảng theo dõi những nội dung chia sẻ nhiều nhất và dễ dàng chỉ ra chủ đề nào tốt nhất.
2) Bottlenose
Bottlenose là công cụ tuyệt vời cho marketing thời gian thực. Nó cho phép bạn chỉ ra những xu hướng thời gian thực trong thị trường của bạn để bạn có thể bắt đầu tạo ra nội dung tương tác với những người ảnh hưởng xung quanh những xu hướng đó. Ví dụ về nó hãy theo dõi bài học tình huống từ Razorfish on slide 42 of this presentation.
3) SocialMention
SocialMention tìm sự nhắc đến về một chủ đề xuyên suốt một tập hợp các thuộc tính xã hội. Nó có thể chỉ ra những dữ liệu thú vị, ví dụ như tâm lý của một chủ đề, những người dùng hàng đầu cho chủ đề đó (tốt để tìm ra những người ảnh hưởng), những thẻ thăng hàng đầu gắn với chủ đề đó, và những nguồn hàng đầu cho chủ đề đó (tốt để biết bạn nên bắt đầu chia sẻ nội dung về chủ đề đó ở đâu). Nó không có API, nhưng cho phép bạn xuất ra CSV, để bạn có thể phân tích dữ liệu với một số kỹ năng Excel.
4) HubSpot
Khách hàng của HubSpot có thể sử dụng phần mềm để xử lý các dữ liệu xã hội, đặc biệt để xác định nội dung họ chia sẻ có tỏa sáng thế nào đối với khán giả, và làm thế sự tương tác đó dẫn đến những thước đo chủ yếu, như sản sinh khách hàng. Kiểm soát lại nội dung dẫn đến sản sinh người theo dõi, lead, khách hàng và còn có thể tra cứu thông tin trên từng liên hệ xã hội riêng lẻ - là dấu hiệu của loại nội dung bạn nên xuất bản nhiều hơn và ít hơn trên truyền thông xã hội
Cũng có những cách truyền thống, thử và đúng để thu thập thông tin không yêu cầu bạn phải đáp ứng nền tảng công nghệ hay phần mềm mới.
5) Dữ liệu Lead và Customer
Nếu doanh nghiệp bạn bắt đầu thu thập dữ liệu hữu dụng cho bạn để tạo ra hay thông báo nội dung, bạn không muốn phớt lờ nó. Tại Hubspot, dữ liệu lead và customer được sử dụng để thông báo chiến lược nội dung trên cơ sở hàng ngày, vì phần mềm được sử dụng hàng ngày. Và, một phần lớn trong dữ liệu là việc thu thập và phân tích dữ liệu. Nếu bạn có sản phẩm hoặc dịch vụ thu thập dữ liệu về lead và customer, bạn có thể sử dụng để thông tin về chiến lược nội dung và phát triển chất lượng nội dung.
6) Dữ liệu khảo sát
Kháo sát khán giả là cách tốt để thu thập thông tin bạn cần để tạo ra nội dung độc nhất dựa trên dữ liệu phản ánh trực tiếp nhận diện mục tiêu của bạn. Cái khó của thu thập dữ liệu loại này là khối lượng – bạn cần phải có đủ người để hoàn thành bản khảo sát để đạt được độ chính xác cao. Nếu bạn cần sự giúp đỡ với việc thu thập thông tin này, có thể tham khảo cuốn ebook để hướng dẫn đi hết quá trình The Ultimate Guide to Using Surveys in Your Marketing.
7) Nguồn từ bên ngoài
Cuối cùng, có nhiều nguồn dữ liệu từ bên ngoài bạn có thể sử dụng để tạo ra một số nội dung dựa trên dữ liệu tốt. Tất cả bạn cần là kỹ năng kỹ thuật. Nếu bạn là người thuần thục về kỹ thuật, một nguồn rất lớn các nội dung dựa trên dữ liệu là API. Bạn có thể sử dụng Mashape và ProgrammableWeb để tìm kiếm những API tương ứng để có được dữ liệu cho nội dung. Ví dụ về nội dung sử dụng API, check out this piece from the Guardian, nó đã sử dụng dữ liệu từ Twitter để chỉ ra những tin đồn lan rộng thế nào trên nền tảng này.
Nếu bạn không thoải mái với phương thức thu thập dữ liệu, bạn có thể chuyển sang các cỗ máy tìm kiếm để thu thập dữ liệu cho bạn – những trang như Factbrowser giúp việc tìm kiếm và đưa dữ liệu lên bề mặt của mỗi ngành nghề cụ thể trở nên đơn giản.
Làm sao để sử dụng những dữ liệu đó cho nội dung
Dữ liệu có thể được sử dụng vào mục đích nhiều hơn tạo cảm giác như một chợ nội dung – nó nên được sử dụng trong nội dung của bạn để làm nội dung nổi bật. Khi bạn có tất cả những dữ liệu đó để sử dụng, bạn muốn chắc chắn rằng bạn có giá trụ từ nó. Đó là những ý tưởng nội dung với tỉ lệ hoàn vốn cao, thổi căng mà bạn có thể tạo ra bằng tất cả những dữ liệu đã thu thập.
1) Báo cáo thường niên của công ty
Nếu bạn đã có quyền kiểm soát trên dữ liệu thành công nội bộ và khách hàng, một báo cáo công ty thường niên là bước tuyệt vời đầu tiên để đẩy nó ra tất cả với sự kết hợp của PR và kể truyện. Việc này không là nội dung sinh lead cho bạn, nhưng đó là một sự chào đón từ các thông cáo báo chí chào mời các điểm chuẩn của công ty, vì nó thực sự kể một câu chuyện về những gì công ty bạn đã làm trong suốt 12 tháng trước. Từ đó, giới báo chí có thể làm việc của họ, vơ những luận điểm dữ liệu hấp dẫn và xây dựng những câu chuyện của riêng họ từ đó.
Tham khảo Hubspot với 2012 annual report -- và SlideShare giúp nội dung lan rộng và xa hơn, và hiển thị dữ liệu tốt hơn bằng hình ảnh. check out the annual report AirBnB puts out, cũng là những ví dụ xuất sắc về việc tạo ra tài sản nội dung choáng váng kể một câu chuyện với nội dung họ đã tổng hợp.
2) Báo cáo thương niên trọng tâm ngành
Bạn có thể biến dữ liệu và nghiên cứu ra ngoài, tập trung vào những thống kê chuyên sâu về ngành mà nghiên cứu đã mở ra. Việc này có thể biến thành báo cáo thường niên mà công ty tung ra toàn ngành, và định vị công ty không chỉ là một lãnh đạo tư duy mà giúp sản sinh leads.
Hubspot thực hiện việc đó hàng năm với Báo cáo Tình hình Inbound marketing – và Adobe với báo cáo thường niên về marketing số. Xem ví dụ về State of Online Advertising Report here .
3) Phân tích dữ liệu ngành mới
Đôi khi bạn sẽ có dữ liệu không phải là một phần của câu chuyện năm dài, nhưng vẫn có thể là một thứ đột phá có thể thay đổi cách mọi người nghĩ về một khía cạnh trong ngành của bạn. Có thể có những thống kê bạn sẽ khai thác được nhiều từ nghiên cứu trực tuyến, những báo cáo của người khác, và từ việc nhìn vào những chiến lược nội bộ của chính bạn. Những điều này bảo đảm những tài sản nội dung của chính chúng – dù là một mẩu nội dung sinh lead, hay một bài đăng blog (Gợi ý: Những điều này có thể kết thúc bằng việc trở thành một trong những blog xuất sắc nhất của bạn.)
Ví dụ về interactive chart này từ ClickConsult là theo dõi sự phát triển từ khóa (not provided) qua lượng truy cập của 60 website. Việc này quan trọng vì nó nhấn mạnh con số phát triển của các doanh nghiệp mà không thể có một bản đọc chính xác về những từ khóa nào đang dẫn lượng truy cập đến website dựa trên mã hóa SSL.
Khả năng sản xuất ra mẩu nội dung – dù là công cụ, hay là một mẩu nội dung tĩnh – báo cáo về xu hướng trên thị trường là cách khác để giúp bạn xây dựng quyền tác giả, thu được lượng lớn truy cập và lead, và thu được tầm ngắm của PR.
4) Nội dung Bài học tình huống
Đặt những con số xung quanh những khách hàng thành công đã có với sản phẩm/dịch vụ của bạn, hoặc chỉ ra những dữ liệu thể hiện những sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể hữu ích thế nào, là một cách tuyệt vời để tận dụng những dữ liệu bạn đã thu thập được cho một mẩu nội dung marketing đi gần vào đáy phễu hơn.
Hubspot làm việc này với những bài học tình huống của riêng họ, nêu bật những dữ liệu mô tả những thành công mà khách hàng đã có với phần mềm của họ. Nói cách khác, thay vì dựa vào những dẫn chứng mơ hồ và thần thoại như “marketing của chúng tôi phát triển”, hãy dựa vào nhiều điểm dữ liệu chính xác để kể chuyện, như "we saw a 129% increase in revenue."
Có thể theo cách như SEOmoz và Inbound.org, trong đó @KaneJamison cùng kết hợp thành báo cáo sau khi được tiếp cận vào dữ liệu của Inboung.org để tạo ra set of awesome insights xung quanh nền tảng.
5) Dữ liệu điểm chuẩn
Cuối cùng, cân nhắc tạo ra những dữ liệu điểm chuẩn cho ngành của bạn. Dữ liệu điểm chuẩn rất thần kỳ vì người ta tham khảo nó nhiều lần, rất nhiều lần và điều đó giúp xác lập bạn như người lãnh đạo tư duy – một cách để thành công – trong ngành. Hubspot đã tận dụng dữ liệu của họ, từ đó xuất bản nên Marketing Benchmarks From 7,000 Businesses. Dù sản phẩm/dịch vụ của bạn không giúp bạn truy cập dữ liệu kiểu này, hãy thử hợp tác với một công ty nghiên cứu hay công ty khác có thể truy cập loại dữ liệu đó. Một mối quan hệ cùng marketing triển vọng phải không?
Một khi bạn sẵn có một trong những nội dung như thế này, bạn nên nghĩ đến việc nó có thể biến thành một chiến dịch như thế nào với nhiều định dạng nội dung. Ví dụ, nếu bạn có một bản khảo sát thường niên, nó có thể được biến thành một bài báo cáo hoàn chỉnh, một số báo cáo nhỏ hơn phân khúc với từng đối tượng nhỏ hơn, một webinar để thuyết trình về những tìm kiếm của bạn (thêm một người ảnh hưởng để kiếm điểm cộng), chỉnh bài trình diễn để bạn có thể thêm vào SlideShare, một số bài blog thảo luận những vấn đề gợi lên từ báo cáo, và có thể cả một số loại hình ảnh tương tác. Nội dung dựa trên dữ liệu tốn nhiều thời gian hơn dữ liệu thông thường – nhưng những chuyên sâu mà bạn thu được từ nghiên cứu sẽ rất lớn! Những thông tin mới, dựa trên dữ liệu – hoặc thậm chí những cách mới dữ liệu giúp bạn xé lẻ và tung hứng một vấn đề chung – sẽ giúp tạo ra nội dung thực sự hữu ích và chuyên sâu. Dành thời gian nghĩ về những cách để mang lại hiệu quả cao nhất có thể từ khoản đầu tư thời gian vào nội dung đó.
Ghi nhận ảnh: Greg L. photos
Ví dụ về nội dung dựa trên dữ liệu mà bạn yêu thích?
Nguồn: The Marketer's Go-To Guide for Creating Data-Based Content
by Kieran Flanagan March 27, 2013 at 2:00 PM
http://blog.hubspot.com/marketers-guide-data-based-content
6 tháng 4, 2013
Ý tưởng marketing nội dung trên SlideShare đủ dùng cả năm
02:40
12 tháng
,
check list
,
content idea
,
content marketing
,
editorial content calendar
,
marketing nội dung
,
nội dung
,
presentation
,
slide
,
slideshare
,
ý tưởng
,
ý tưởng nội dung
Vấn đề là …
Marketing nội dung là một thử thách
Bản thân nội dung là trở ngại lớn nhất khiến các marketer không tận dụng được hết lợi thế của SlideShare – vấn đề đến từ Ý TƯỞNG!
Một khi bạn đã quyết định một quan điểm và cấu trúc cho một bài trình diễn, việc hoàn thiện bài trình diễn đó vô cùng dễ dàng. Phần khó nhất chính là ý tưởng ban đầu.
Để giúp bạn dễ dàng vượt qua trở ngại này, có 12 ý tưởng rất dễ tạo ra với SlideShare, đủ dùng cho cả năm – trong 12 tháng. Theo đó là những mẹo nhỏ để hiện thực hóa ý tưởng, tạo ra những bài trình bày ấn tượng.
Các marketer tò mò muốn khai thác tiềm năng content marketing trên SlideShare hay bất cứ MXH nào khác đều có thể tham khảo nội dung bài slide sau:
Y tuong noi dung Slideshare trong 12 thang bởi Trang Minh
Nếu bạn chưa thử làm nội dung trên SlideShare, hãy bắt tay vào việc luôn nhé. Bạn tính sẽ bắt đầu từ điều mấy trước nào?
Nếu bạn đã đầu tư cho SlideShare mà chưa thấy thành công, hãy thử điều chỉnh lại chiến lược một chút. Thử động não xem bạn còn chưa áp dụng ý tưởng nào.
Nếu bạn đã thấy hiệu quả từ SlideShare, rất vui được nghe chia sẻ từ kinh nghiệm của bạn. Và có khi cái slide này đối với bạn rất chi là ngớ ngẩn thừa thãi cũng nên. :D
Tóm lại là: Comment một vài lời nhé :((
Nếu bạn chưa thử làm nội dung trên SlideShare, hãy bắt tay vào việc luôn nhé. Bạn tính sẽ bắt đầu từ điều mấy trước nào?
Nếu bạn đã đầu tư cho SlideShare mà chưa thấy thành công, hãy thử điều chỉnh lại chiến lược một chút. Thử động não xem bạn còn chưa áp dụng ý tưởng nào.
Nếu bạn đã thấy hiệu quả từ SlideShare, rất vui được nghe chia sẻ từ kinh nghiệm của bạn. Và có khi cái slide này đối với bạn rất chi là ngớ ngẩn thừa thãi cũng nên. :D
Tóm lại là: Comment một vài lời nhé :((
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)