Hiển thị các bài đăng có nhãn cta. Hiển thị tất cả bài đăng
17 tháng 10, 2014
Tăng tỉ lệ chuyển đổi bằng VEPA
Một ghi chú nhỏ về điều tôi vừa đọc được tối qua (hình như khoảng 5 hay 6 giờ đồng hồ trước khi bắt tay vào gõ bài này) muốn lưu lại để chia sẻ cho bạn nào đang cần.
VEPA nôm na là 4 tiêu chí để có được một kêu gọi hành động (call to action) và trang đích (landing page) hiệu quả để kích thích được tỉ lệ chuyển đổi từ khách ghé thăm website thành đầu mối kinh doanh - hay nhân mối ( visitor-to-lead conversion rate). Theo tìm hiểu sơ bộ của tôi thì công thức này được phát minh bởi cặp đôi hoàn hảo Brian Halligan - Dharmesh Shah từ năm 2009 (bạn chưa biết họ là ai thì có thể Google).
Quả thực khi vừa biết đến nó là tôi muốn đưa lên VietInbound ngay vì nó quá ... ngon.
Giải thích cho nhanh thì để có thể "lùa" được khách truy cập có thể tiến tới, làm một việc gì đó và tăng thêm mối liên hệ với website và thương hiệu của bạn, bạn cần đảm bảo trang đích và kêu gọi hành động của bạn:
- V - Valuable (Đáng giá): Lý do gì khiến người ta phải thực hiện hành động đó? Họ làm thế thì được gì? Hãy làm rõ được giá trị hấp dẫn ẩn sau đó, kèm thêm những dấu hiệu khác khiến họ tin tưởng và sẵn sàng bước sâu hơn vào mối quan hệ với công ty của bạn.
- E - Easy-to-Use (Dễ dùng): Đừng thách đố người ta phải đoán hay nghĩ xem họ cần phải làm gì. Hãy đảm bảo rằng hành động của bạn đưa ra rõ ràng đủ để người ngố nhất quả đất có thể hiểu đúng được. Và làm ơn cố gắng để khách phải thực hiện ít thao tác nhất có thể. Thông tin nào chưa cần thiết lắm thì đừng lôi ra bắt họ điền.
- P - Prominent (Nổi bật): Có gì hay ho muốn khách chú ý thì phải khoe, khoe nhiệt tình. Hãy đặt các ưu đãi cùng lời kêu gọi hành động lên vị trí dễ nhìn nhất ở màn hình đầu tiên của trang đích. Sử dụng màu sắc, bố cục rõ ràng để thu hút ánh hình của họ. Sử dụng khoảng trống hợp lý xung quanh nút kêu gọi hành động để phân biệt với những nội dung khác có trên trang.
- A - Action Oriented (Hướng đến hành động): Đã gọi là "kêu gọi hành động" thì nút kêu gọi NÊN là một ĐỘNG TỪ. Điều này không thừa vì bản thân tôi đã từng khóc mếu vì những nút CTA dưới dạng danh từ hoặc câu hỏi. Có thể khách người ta sẽ nhấn vào, nhưng tôi đoán 99% khả năng là họ nhấn vào do hên xui.
May quá kiếm được một cái hình đẹp để minh họa cho bài viết (nguồn getbrandwise.com):
Bạn có đổi thứ tự 4 chứ, như PAVE, APVE, EVAP, EPVA ... theo cách bạn dễ nhớ nhất. Hoặc bạn có thể biến thể bằng cách thêm yếu tố khác, như thêm Sexy - Smooth thành VESPA chẳng hạn, theo cách bạn cho là hợp lý. Cũng được đấy nhỉ?
Việc áp dụng công thức V-E-P-A này có thể được thể hiện rõ nét hơn qua việc thử nghiệm (A/B test). Giữa các ứng cử viên cho cùng 1 nội dung để chuyển đổi khách hàng tiềm năng, bạn có thể làm phép so sánh, ví dụ: cái A này có vẻ nổi bật hơn cái B, nhưng nó vẫn khó hiểu lằng nhằng ... chẳng hạn.
Bạn thấy công thức này đã đủ hữu ích cho công việc marketing của bạn chưa? Hay cần bổ sung một từ nào nữa kèm vào mới đủ?
Nếu bạn biết một công thức khác hay ho, đừng giữ cho riêng mình, hãy chia sẻ trong mục bình luận để mọi người cùng tham khảo nhé. Cám ơn nhiều ^_^
VEPA nôm na là 4 tiêu chí để có được một kêu gọi hành động (call to action) và trang đích (landing page) hiệu quả để kích thích được tỉ lệ chuyển đổi từ khách ghé thăm website thành đầu mối kinh doanh - hay nhân mối ( visitor-to-lead conversion rate). Theo tìm hiểu sơ bộ của tôi thì công thức này được phát minh bởi cặp đôi hoàn hảo Brian Halligan - Dharmesh Shah từ năm 2009 (bạn chưa biết họ là ai thì có thể Google).
Quả thực khi vừa biết đến nó là tôi muốn đưa lên VietInbound ngay vì nó quá ... ngon.
Giải thích cho nhanh thì để có thể "lùa" được khách truy cập có thể tiến tới, làm một việc gì đó và tăng thêm mối liên hệ với website và thương hiệu của bạn, bạn cần đảm bảo trang đích và kêu gọi hành động của bạn:
- V - Valuable (Đáng giá): Lý do gì khiến người ta phải thực hiện hành động đó? Họ làm thế thì được gì? Hãy làm rõ được giá trị hấp dẫn ẩn sau đó, kèm thêm những dấu hiệu khác khiến họ tin tưởng và sẵn sàng bước sâu hơn vào mối quan hệ với công ty của bạn.
- E - Easy-to-Use (Dễ dùng): Đừng thách đố người ta phải đoán hay nghĩ xem họ cần phải làm gì. Hãy đảm bảo rằng hành động của bạn đưa ra rõ ràng đủ để người ngố nhất quả đất có thể hiểu đúng được. Và làm ơn cố gắng để khách phải thực hiện ít thao tác nhất có thể. Thông tin nào chưa cần thiết lắm thì đừng lôi ra bắt họ điền.
- P - Prominent (Nổi bật): Có gì hay ho muốn khách chú ý thì phải khoe, khoe nhiệt tình. Hãy đặt các ưu đãi cùng lời kêu gọi hành động lên vị trí dễ nhìn nhất ở màn hình đầu tiên của trang đích. Sử dụng màu sắc, bố cục rõ ràng để thu hút ánh hình của họ. Sử dụng khoảng trống hợp lý xung quanh nút kêu gọi hành động để phân biệt với những nội dung khác có trên trang.
- A - Action Oriented (Hướng đến hành động): Đã gọi là "kêu gọi hành động" thì nút kêu gọi NÊN là một ĐỘNG TỪ. Điều này không thừa vì bản thân tôi đã từng khóc mếu vì những nút CTA dưới dạng danh từ hoặc câu hỏi. Có thể khách người ta sẽ nhấn vào, nhưng tôi đoán 99% khả năng là họ nhấn vào do hên xui.
May quá kiếm được một cái hình đẹp để minh họa cho bài viết (nguồn getbrandwise.com):
Bạn có đổi thứ tự 4 chứ, như PAVE, APVE, EVAP, EPVA ... theo cách bạn dễ nhớ nhất. Hoặc bạn có thể biến thể bằng cách thêm yếu tố khác, như thêm Sexy - Smooth thành VESPA chẳng hạn, theo cách bạn cho là hợp lý. Cũng được đấy nhỉ?
Việc áp dụng công thức V-E-P-A này có thể được thể hiện rõ nét hơn qua việc thử nghiệm (A/B test). Giữa các ứng cử viên cho cùng 1 nội dung để chuyển đổi khách hàng tiềm năng, bạn có thể làm phép so sánh, ví dụ: cái A này có vẻ nổi bật hơn cái B, nhưng nó vẫn khó hiểu lằng nhằng ... chẳng hạn.
Bạn thấy công thức này đã đủ hữu ích cho công việc marketing của bạn chưa? Hay cần bổ sung một từ nào nữa kèm vào mới đủ?
Nếu bạn biết một công thức khác hay ho, đừng giữ cho riêng mình, hãy chia sẻ trong mục bình luận để mọi người cùng tham khảo nhé. Cám ơn nhiều ^_^
28 tháng 10, 2012
25+ cách thử nghiệm cho chiến dịch email marketing của bạn
12:34
chiến dịch
,
cta
,
email marketing
,
nội dung
,
test
,
testing
,
thiết kế
,
thư điện tử
,
thử nghiệm
,
tiêu đề
Email marketing là một trong những hình thức marketing phổ biến hiện nay. Là một marketer, chắc hẳn bạn đã đọc và tìm kiếm các bài viết về cách thực hiện email marketing sao cho hiệu quả nhất: từ việc trình bày, soạn thảo email, cho đến việc đặt lịch và gửi rồi thống kê, điều chỉnh cách thức cho những lần sau.
Dù bạn có áp dụng bất cứ lý thuyết hay kinh nghiệm của những người đi trước như thế nào cũng không đảm bảo bạn có thể có một bức email hoàn hảo ngay từ đầu vì tính chất sản phẩm dịch vụ, tính chất của chiến dịch email marketing, và khách hàng của chiến dịch đa dạng phong phú. Có quá nhiều biến đổi và nếu ai đó nghĩ rằng có 1 bức email hoàn hảo cho tất cả marketer, thật là ngây thơ quá.!
Và để có thể rút ra được bức email hoàn hảo nhất cho công ty bạn, không còn cách nào khác ngoài việc thử nghiệm. Bạn có thể lựa chọn một vài hình thức thử nghiệm nhất định, lựa chọn một phần (1-2% hoặc 1 con số cụ thể nào đó trong số danh sách email của bạn để thực hiện gửi mẫu và so sánh) để xác định hình thức nào hiệu quả và hình thức nào không hiệu quả.
Trong bài viết này, VietInbound sẽ đưa ra một vài hình thức thử nghiệm bạn có thể áp dụng trong những lần tiếp để đánh giá kết quả.
Thử nghiệm về trình bày và thiết kế email
1) Văn bản thuần hay HTML: Thông thường, các marketer được khuyên nên gửi một phiên bản văn bản thuần cho bức email HTML của bạn trong trường hợp có vấn đề về dịch trang. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu bạn chỉ gửi một bức email văn bản thuần?2) Chọn ảnh: Các chuyên gia email marketing thường khuyến khích đính kèm ảnh trong email, nhưng những ảnh như thế nào? một bức ảnh sản phẩm, hay một bức ảnh nghệ thuật nào đó, hay là một bức ảnh hài hước theo trào lưu chung trên mạng như ảnh troll hay ảnh Gangnam style? Hãy thử nghiệm những loại ảnh khác nhau trong những bức email chuyển đổi khác nhau để xem đâu sẽ là lựa chọn hấp dẫn khách hàng của bạn.
3) Đặt ảnh: Cũng lại với những bức ảnh: bạn nên đặt ở đâu: căn trái, căn phải hay căn giữa? Hay là thôi không đặt ảnh trong mail nữa?
4) Ảnh rõ mặt người gửi: Một số người gửi - đặc biệt các marketer B2B - thường chọn gắn một bức ảnh rõ mặt trong chữ ký email. Đó có phải là một ý tưởng tốt? Điều đó đôi khi giúp bức email thân thiện gần gũi hơn, đôi khi lại khiến người nhận bị xao nhãng. Để biết được cụ thể tác động như thế nào, hãy cứ thử xem sao?
5) Có tái bút hay không: Nếu người nhận bị cuốn hút bởi bức ảnh của người gửi, có thể họ cũng sẽ bị hấp dẫn bởi phần tái bút. Bạn có thể thêm một CTA thứ 2 vào cuối email và thử xem người dùng có bị xao nhãng khỏi CTA trước đó không?
6) Thiết kế mẫu email: Bạn có thể sử dụng những mẫu thiết kế email có sẵn hoặc tự tạo ra những thiết kế mẫu của riêng bạn, nhưng hãy kiểm tra tính hiệu quả của những mẫu đó trước khi áp dụng đại trà. Hãy thử thay đổi một vài biến số: một số chi tiết hay yếu tố nhỏ trên email như font chữ, màu sắc chữ, các loại scripts, hình ảnh, v.v. và giới hạn để quy về một mẫu cơ bản mang hiệu quả cao nhất.
Thử nghiệm về thời gian và tần suất gửi email
7) Ngày trong tuần: Bạn nên gửi mail vào ngày nào trong tuần cũng là một câu hỏi khá đau đầu. Cũng đã có những nghiên cứu được công bố và kết luận về thời gian gửi email trong tuần cho từng lĩnh vực cụ thể và có thể bạn sẽ rất hào hứng áp dụng điều tốt nhất bạn rút được từ những nghiên cứu đó. Nhưng đừng vội mừng như thế. Đừng rập khuôn quá sớm. Hãy thử nghiệm với từng nhóm khác nhau trong danh sách của bạn, hãy tìm hiểu ngày nào sẽ mang lại thỉ lệ mở và click nhiều nhất trong những email đã gửi đi.8) Thời gian trong ngày: Cũng giống như trên: hãy thử nghiệm để rút ra ngày nào ... và giờ nào mang lại cho bạn thỉ lệ mở email và click cao nhất. Khi bạn đã kết hợp được 2 yếu tố trên, bạn có một ma trận thời gian tốt nhất và không tốt lắm để gửi email.
Thử nghiệm nội dung email động
9) Có hay không có tên người nhận trong dòng tiêu đề: Thông qua những nội dung động (nội dung tùy biến) trong đó có dòng tiêu đề, email của bạn có thể trở nên riêng tư hơn. Hãy thử xem liệu khi bạn đặt tên riêng của người nhận trong dòng tiêu đề và khi bạn không đưa tên họ vào dòng tiêu đề, trường hợp nào sẽ khiến khách hàng của bạn thích mở email hơn.10) Có hay không có tên người nhận trong email: Tương tự, bạn có thể thử nghiệm với phần nội dung email. Có người sẽ coi như một kiểu nhàm chán, có người sẽ hứng thú, có người sẽ không thích và không ghét. Hãy xem độc giả của bạn nằm ở đâu trong số trên.
11) Có hay không có tên công ty trong dòng tiêu đề: Đặc biệt đối với các marketer B2B, bạn có thể có một hình thức khác để thử nghiệm với dòng tiêu đề. Có thể người đọc sẽ thích thú hơn nếu như họ nhìn thấy tên công ty họ trên dòng tiêu đề. Bạn có thể biết điều đó bằng một thử nghiệm nho nhỏ.
12) Thông tin truyền thông xã hội: Nếu bạn đã thu thập được các thông tin truyền thông xã hội của khách hàng tiềm năng, bạn có thể sử dụng thông tin này để gửi những bức email dành riêng cho khách hàng tiềm năng đó, ví dụ số bạn bè trên Facebook theo dõi fanpage của công ty bạn. Đó sẽ là một yếu tố khá thú vị, nhưng chưa chắc sẽ là tốt nhất. Hãy phân đoạn một nhóm nhỏ trong danh sách để thử nghiệm và rút ra kết luận cho bản thân.
Thử nghiệm các kêu gọi hành động (CTA) trong email
13) CTA dạng ảnh hay CTA dạng chữ: CTA trong email của bạn là một trong những phần quan trọng nhất trong email để bạn thử nghiệm, bởi đó là thứ tạo ra khách hàng tiềm năng và sự tái chuyển đổi. Hãy bắt đầu bằng việc bạn sẽ thu được tỉ lệ chuyển đổi cao hơn từ CTA dạng ảnh hay CTA dạng chữ.14) Kiểu nút và màu sắc CTA: Nếu CTA dạng ảnh là tốt hơn cho bạn, hãy bắt tay vào thử nghiệm với mẫu và màu sắc khác nhau. Đối với website bạn đã thực hiện thử nghiệm như thế thì đối với email, việc đó cũng tương tự thôi.
15) Đặt liên kết trong văn bản: Nếu CTA dạng văn bản mới là lựa chọn tối ưu, hoặc sự kết hợp giữa hình và chữ, hãy thử nghiệm xem cách đặt liên kết trong email. Để xem bạn nên đặt mỏ neo ở đâu trong email: ở đầu email, cuối email hay ở đoạn giữa - tùy thuộc vào thói quen đọc email của người nhận.
16) CTA dạng chữ trong nội dung email hay trong tái bút: Nếu bạn thấy rằng việc sử dụng tái bút là hiệu quả, bạn hãy thử xem CTA sẽ thu được tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn nếu bạn đặt trong nội dung email hay trong tái bút. Và nếu phần tái bút là đất tốt để đặt CTA thứ hai, hãy thử xem nó có tác động xấu hay tốt đến CTA chủ đạo của bạn.
17) Minh chứng xã hội hoặc không có minh chứng xã hội: Minh chứng xã hội (Social proof) là một quan điểm trong đó hành vi của người tiêu dùng sẽ có thể chịu tác động bởi hành vi của những người xung quanh: có thể là người thân, người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng - họ cho rằng những việc người đó đang làm là đúng. Và nếu bạn bổ sung những yếu tố về minh chứng xã hội trong email, có thể tỉ lệ chuyển đổi sẽ cải thiện, hoặc không. Không thử sao biết.
18) Kiểu chào mời: Đó là loại sản phẩm, dịch vụ, nội dung, thông tin, v.v. bạn muốn mang lại cho người đọc qua email, có tác động lên tỉ lệ chuyển đổi. Bạn có thể rút ra được kết luận qua những phân khúc nhất định dựa trên tiểu sử cá nhân, vòng đời hoặc các yếu tốt khác. Họ thích gì hơn: ebook hay webinar? Hãy thử những lời đề nghị khác nhau để xem đâu là giải pháp tốt cho những phân khúc đó của bạn.
Thử nghiệm người gửi email
19) Người gửi là tên công ty hay tên cá nhân: Tên xuất hiện ở mục "From" trong email có thể sẽ gây tác động lớn đến việc email của bạn có được mở hay không. Hãy thử nghiệm xem: để tên công ty, tên ai đó trong công ty, hay cả hai: cách nào sẽ tốt nhất. Thông thường, đặt tên theo cú pháp "Họ tên người nhận, Tên công ty" sẽ thu được tỉ lệ mở cao hơn.20) Người gửi là thông tin liên lạc của nhân viên bán hàng: Nhiều marketer đặt tên họ, tên CEO hay tên của một nhân vật chủ chốt nào đó trong công ty làm tên người gửi. Nhưng bạn đã thử đặt tên người gửi là chính người trực tiếp bán hàng? Đôi khi nếu khách hàng đã thực hiện giao dịch với công ty, họ sẽ thích liên hệ trực tiếp với người bán hàng hơn là bộ phận marketing.
21) Địa chỉ email định danh hay bí danh : Bạn hãy cân nhắc xem khách hàng của bạn thích nhận email từ một địa chỉ email mang tính bí danh ví dụ như cskh@congty.com, info@congty.com hay địa chỉ email mang tính định danh cho từng cá nhân như hoatp@congty.com. Có thể đó cũng là một yếu tố cần được kiểm chứng để làm rõ.
Thử nghiệm nội dung email
22) Giọng điệu suồng sã hay trang trọng: Nội dung email có thể cần thể hiện những sắc thái tình cảm khác nhau, điều đó tùy thuộc vào sự hiểu biết về khách hàng của bạn và một trong những cách để hiểu rõ là thông qua các bản buyer persona, cũng như qua những lần chấp nhận thử và sai. Hãy thử với nhiều giọng điệu khác nhau để xem đâu sẽ là cách mà khán giả của bạn dễ chấp nhận hơn.23) Kèm chữ "miễn phí" trong email: Chữ "miễn phí" hay "free" trong email cũng có một tác động nào đó đến khả năng truyền thông điệp và CTR. Thông tin đó có thể sẽ là điểm xuất phát khá tốt cho các marketer, nhưng bạn cũng nên tự tay thử nghiệm để xem những từ đó sẽ có lợi hay hại đến danh sách email của bạn.
24) Nội dung email dài hay ngắn: Bạn có thể cho một chút "phấn sáp" vào trong email, hoặc giữ cho email đó ngắn gọn đơn giản. Đừng vội cho rằng cách nào là tốt hay cách nào là xấu. Bạn chỉ có thể kết luận điều đó sau khi đã tiến hành thử nghiệm. Hãy thử xem việc bạn đưa cả một trang web dài vào mail, hay việc chỉ trích dẫn và "đọc thêm", việc nào sẽ khiến cho khách hàng của bạn dễ chịu?
25) Đa dạng dòng tiêu đề: Viết những dòng tiêu đề thần kỳ là một sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học. Hãy cân nhắc điều này. Cùng một mục đích, cùng một ý nghĩa, bạn có thể trình bày những dòng tiêu đề khác nhau mang lại hiệu quả khác nhau. "Làm thế nào trở thành một blogger chuyên nghiệp?" hay "Làm thế nào để có một blog chuyên nghiệp?" Khác nhau và tùy thuộc phải không? Đó là lý do vì sao bạn cần phải kiểm nghiệm những thành phần khác nhau trong dòng tiêu đề để xác định lựa chọn nào sẽ thu hút sự chú ý của người dùng.
25+) Tiếng Việt có dấu hay không dấu: Đối với cả dòng tiêu đề và đối với nội dung email. Việc sử dụng một bộ font mã Unicode là an toàn, và hiện nay hầu như các email marketing đều đã khắc phục được rắc rối email tiếng Việt không đọc được. Nhưng bạn nên để tiêu đề có dấu hay không dấu, email nên chỉ để bản có dấu hay để kèm cả bản không dấu, và nếu để cả 2 thì nên để phần nào lên trước. Hãy thử nghiệm để xác định chắc chắn hơn nhé.
Việc thử nghiệm có thể khá mất thời gian, và có những rủi ro nhất định, nhưng nếu bạn thực hiện tỉ mỉ và chi tiết bao nhiêu, hiệu quả bạn thu lại sẽ càng lớn bấy nhiêu.
Hãy lên kế hoạch thử nghiệm với một vài ý tưởng nêu trên, và nếu bạn đã thực hiện và có kết quả, hãy chia sẻ cùng VietInbound và các email marketer khác nữa nhé. :)
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)