Hiển thị các bài đăng có nhãn get found. Hiển thị tất cả bài đăng

29 tháng 10, 2012

Công thức marketing nội dung: Nội dung + Người khác – Thông điệp quảng cáo = Phát triển

growth rocket

Hôm nay ngồi lục lại một số file .pdf lưu trong máy từ lâu nhưng chưa có dịp đọc, Trang phát hiện ra cái này thích quá. Trang sẽ tóm lược và Việt hóa để các bạn tiện theo dõi.
Trong webinar “How to Rapidly Grow Your Business With Content Marketing” tổ chức 22/6/2011, Michael A. Stelzner (Mike - Sáng lập viên SocialMediaExaminer.com) đã đưa ra những hạn chế của quan điểm marketing cũ: coi khách hàng là những con cá và tạo ra những mồi ngon hơn các đối thủ cạnh tranh để khách hàng cắn câu. Ông cũng chỉ ra hội chứng quá tải kênh khi người người bị nhồi nhét quá nhiều các thông điệp marketing và sự thiếu tin cậy của khách hàng đối với các doanh nghiệp. Mike cũng đưa ra 3 câu hỏi lớn mà các marketer vẫn trăn trở:
  • -          Làm thế nào để thu hút các khách hàng tiềm năng, các triển vọng và cơ hội?
  • -          Có thể tiếp cận những người có tầm ảnh hưởng trong ngành hay không?
  • -          Có cách nào dễ dàng hơn để tạo sự tin cậy đối với khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại?

Giải pháp marketing nội dung

Và giải pháp Mike đề xuất gồm có:
  • -          Tập trung vào con người: Đáp ứng mong muốn của con người bằng cách giúp họ giải quyết các vấn đề mà không phải mất một khoản phí nào. Khi bạn giúp mọi người giải quyết những vấn đề nhỏ nhất, nhiều người khác sẽ tìm đến bạn với những vấn đề lớn hơn. Nếu bạn nhân sự hỗ trợ lên hàng trăm, hàng nghìn hay hàng triêu người, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng phát triển kinh doanh. Và để làm được điều đó, nội dung sẽ giúp bạn!
  • -          Đừng hỏi người khác đã làm gì cho mình. Hãy chủ động giúp người khác nhằm đáp ứng những nhu cầu cốt lõi của con người bằng việc cung cấp các thông tin và hỗ trợ về cách thức và tặng những món quà có giá trị: chính là kiến thức chuyên sâu và con người. 
  • -          Những món quà bạn mang lại cho mọi người không nên – không được chứa những thông điệp marketing. Những món quà đó hoàn toàn thể hiện sự trân trọng người nhận, không đòi hòi sự đáp lại hay mối ràng buộc nào. Những món quà đúng ý nghĩa sẽ khiến bạn trở nên có giá trị đối với người khác.
Một điều nữa Trang rất thích đó là nguyên tắc của sự phát triển (The elevation principle) mà Mike đưa ra:

Công thức: 

Nội dung tốt + Những người khác – Các thông điệp marketing = Phát triển

(Great content + other people – marketing messages = growth)
Hãy theo dõi xem ông lý giải điều này như thế nào:

1.       Nội dung tốt - Great content

Thay vì việc đầu tư vào quảng cáo, hãy đầu tư vào nội dung có chất lượng, kinh nghiệm, tích điểm và tập hợp cộng đồng nơi mà người ta có thể tìm thấy sự trợ giúp. Và hãy áp dụng 2 loại nhiên liệu sau
-          Nhiên liệu cơ bản:
o   Nội dung được tạo ra thường xuyên: các bài báo về cách thức, các bài đánh giá
o   Giữ cho bản thân bạn luôn chuyển động
o   Cốt lõi phát triển: kéo người ta đến với bạn, thiết lập sự tin tưởng, đưa người ta quay trở lại và có tác động trong vòng 72 giờ

-          Nhiên liệu nguyên tử:
o   Khó sản xuất hơn: VD: các báo cáo, các cuộc thi
o   Ít dùng hơn nhưng lại có hiệu quả to lớn hơn: Kéo nhiều người hơn đến với bạn, hiệu ứng “long tail” và giúp bạn được chú ý nhiều hơn.

2.       Những người khác - Other people

-          Đừng tập trung vào bản thân bạn hay sản phẩm/dịch vụ của bạn vì người ta sẽ chẳng quan tâm gì đến bạn đâu
lồng chứa thông điệp marketing-          Hãy hướng ánh sáng về những người khác: những chuyên gia bên ngoài, các cá nhân thành công.
-          Khi bạn đề cao người khác, họ sẽ đề cao bạn

3.       Những thông điệp marketing – Marketing messages

-          Những thông điệp đó gây ra các trở lực cho con tàu của bạn và làm chậm sự phát triển của bạn. Bạn càng cố gắng bán hàng, bạn càng khiến khách hàng xa lánh.
-          Thay vào việc hỏi rằng “Chúng tôi nên bán hàng cho bạn như thế nào?”, hãy hỏi “Chúng tôi có thể làm gì để giúp bạn?”

Hãy so sánh 2 quan niệm marketing cũ và mới này:
Mới
Bạn chào mời và bán hàng
Người ta phớt lờ bạn
Bạn gặp khó khăn
Bạn tặng những món quà
Những người khác hỗ trợ bạn
Bạn trở nên không thể thiếu

Kết quả bạn thu được từ công thức mới này là gì?
  • -          Bạn sẽ không cần phải dùng đến hình thức bán hàng khô khốc
  • -          Bạn có thể thể hiện chuyên môn của mình bằng: những nội dung bạn tạo ra, những ý tưởng bạn trình bày, những câu chuyện bạn chia sẻ và những con người bạn thu hút.
  • -          Bằng việc cung cấp các nền tảng cho người khác, bạn có thể: Tạo ra những đối tác chiến lược, nhanh chóng phát triển cộng đồng người hâm mộ lớn mạnh và trở thành người dẫn đầu thị trường.
Bạn có thể không tin, nhưng đã có công ty làm được như vậy, và chính Trang cũng đã bị hút hồn và phải lòng mô hình của công ty đó: Hubspot, công ty về Inbound marketing, với lĩnh vực chủ yếu là cung cấp giải pháp giúp các công ty nhỏ tạo ra khách hàng tiềm năng. Với sứ mệnh cốt lõi đó, Hubspot từ một công ty mới thành lập năm 2006 đã phát triển thành một công ty có trên 200 nhân viên và mở rộng thị trường nhiều nước trên thế giới. Tất cả sự phát triển đó có được hoàn toàn từ các nỗ lực marketing nội dung: tạo ra các nội dung chất lượng tốt với rất ít hoặc hoàn toàn không có thông điệp marketing. Các nội dung Hubspot tạo ra gồm hệ thống blog, ebook, webinar, video, hệ thống đánh giá website, … Người đại diện cho Hubspot, Phó Chủ tịch – CMO Mike Volpe đã khẳng định “Bạn hoàn toàn có thể đánh bại các ông lớn trong ngành bởi họ thường quá phụ thuộc vào các hình thức marketing cũ”

Vậy hình thức marketing nội dung – hình thức marketing kiểu mới có những gì?

Các hình thức marketing nội dung

-          Các bài viết “làm thế nào” được trình bày dễ hiểu
o   Thu thập các chủ đề nhiều người quan tâm
o   Bổ sung các chi tiết
o   Làm cho chúng dễ đọc hơn: bằng các hình ảnh, video, bôi đậm các ý chính
o   Hỗ trợ in bài viết
-          Phỏng vấn các chuyên gia
o   Ghi nhận kiến thức của các chuyên gia
o   Ghi âm, ghi hình các chuyên gia: Bám sát họ khi họ diễn thuyết tại các sự kiện tại địa phương, chủ động phỏng vấn khi họ có những cuốn sách mới ra hay vừa thực hiện một hoạt động lớn nào đó
o   Đây chính là chìa khóa phát triển cho các công ty vừa và nhỏ
-          Tường thuật
o   Giúp các độc giả ra quyết định
o   Tường thuật nội dung sách, sản phẩm, sự kiện
o   Quay màn hình quy trình thực hiện
o   Đưa ra quan điểm cá nhân
o   Xếp hạng dựa trên thang điểm
-          Bài tập tình huống
o   Chia sẻ các câu chuyện của các doanh nghiệp trong ngành
o   Công thức: Đặt vấn đề, Giải pháp, Kết quả
o   Những điều này sẽ dẫn đến việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược
-          Báo cáo dựa trên khảo sát
o   Khảo sát độc giả của bạn
o   Tạo một bản báo cáo miễn phí (xuất file pdf và bổ sung các nút chia sẻ)
o   Kết quả:  Sức lan tỏa lớn, hỗ trợ SEO và tác động về lâu dài
-          Các cuộc thi “top”
o   Người ta thích được công nhận: điều này  rất quan trọng để xây dựng mối quan hệ
o   Cấu trúc cuộc thi: Kêu gọi các ứng viên, Thực hiện bình chọn, Công bố những người thắng chung cuộc và trao danh hiệu cho người chiến thắng.
-          Các chuyên gia bên ngoài
o   Các chuyên gia không quá quan tâm bạn là ai, bạn nên chủ động cho đi một cách công tâm và vô tư, đừng mong nhận lại sự giúp đỡ.
o   Chính bạn phải đưa ra câu hỏi bạn có thể làm gì để giúp họ, hoặc ai là người bạn có thể giúp.
Việc chủ động giúp đỡ các chuyên gia có thể mang lợi ích cho bạn bởi các lý do sau
o   Giúp giảm thiểu ấn tượng việc bạn mời chào: các chuyên gia có thể biết ngay được nếu như bạn có ý định “chào hàng”. Nếu bạn thành tâm giúp đỡ, họ sẽ có suy nghĩ khác về bạn.
o   Giảm nguy cơ bị từ chối: nếu bạn cho đi trước, một ngày bạn cần giúp đỡ, người khác sẽ đến để giúp bạn
o   Trở nên nổi bật
o   Tạo được các quan hệ chiến lược

TÓM LẠI

Bạn cần tạo ra một nơi tập trung các nội dung hấp dẫn, và sự hỗ trợ của các chuyên gia bên ngoài. Không có các thông điệp marketing, chỉ có những món quà là các nội dung.
Công thức “Nội dung + Người khác – Thông điệp marketing = Phát triển” sẽ giúp bạn: nhanh chóng thu hút lượng lớn độc giả, tăng cơ hội hợp tác chiến lược và thúc đẩy bán hàng.

Để hiểu rõ hơn về những vấn đề tóm lược trong này, các bạn quan tâm có thể nghe bài thuyết trình đầy đủ và theo dõi slide của Michael Stelzner tại địa chỉ http://www.hubspot.com/how-to-rapidly-grow-your-business-with-content-marketing/ (Trang web yêu cầu bạn điền thông tin để xem webinar, nhưng ko sao đâu, bạn sẽ không phải thất vọng)
Mọi ý kiến trao đổi và kinh nghiệm chia sẻ, các bạn cứ tự nhiên để lại bình luận phía dưới. :D

25 tháng 10, 2012

Thiết lập quyền tác giả Google cho bài viết, website, blog

[Cập nhật ngày 8/12/2015: Google đã không còn hỗ trợ cái này từ lâu, vậy mà vẫn có những người vào bài viết này comment (kèm đặt một cái link) và bảo làm được, bảo thành công. Thật là kỳ diệu nhỉ?? ]

Mình đã đọc và đã áp dụng cái này rất lâu, nhưng chưa tự tin để chia sẻ, nhân thấy một số blogger sục sôi bàn tán, mình xin được đăng một bài chia sẻ.

Mục đích của việc thiết lập Google Authorship cho Website:

  • Tăng tính tin cậy và minh bạch của nội dung đăng trên website khi xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.
  • Thu hút người click vào đường dẫn trên kết quả bài tìm kiếm để đọc bài viết nhiều hơn (đặc biệt là đối với những tác giả có uy tín và tên tuổi)
  • Là một tiêu chí xếp trustrank của website
  • Hỗ trợ cho SEO
  • Thuận lợi hơn trong việc kết nối và chia sẻ
  • Bản thân tác giả sẽ có nhiều cơ hội được đưa vào vòng hơn trên Google+
  • Nhiều nhiều nữa chưa kịp nhớ ra hết.


Điều kiện cần

  • Tài khoản Google+ dành cá nhân: profile thông tin đầy đủ, ảnh avatar rõ mặt
  • Website/Blog muốn thiết lập quyền tác giả.
  • Email thống nhất dùng trên Google+ và email khi đăng ký thàn viên website/blog
  • Mong muốn được "lăng xê" cho tên tuổi và website của mình (Với những anh hùng thích ẩn dật thì không cần quan tâm lắm)


Bài viết này được viết dựa trên dịch từ Hướng dẫn của Google tại địa chỉ: http://support.google.com/webmasters/bin/answer.py?hl=en&answer=1229920

Ngoài ra có bổ sung một số nhận xét rút ra từ trải nghiệm bản thân.
Ai không ngại tiếng Anh có thể xem clip của GoogleWebmasterHelp về vấn đề này rõ hơn:

 

Các bước thực hiện:

 

Bước 1: Chỉnh sửa hồ sơ Google 

 Lựa chọn 1:  Nếu bạn có địa chỉ email cùng domain với website

  1.  Hãy kiểm tra chắc chắn mỗi bài viết bạn đăng trên domain đó có một dòng tên tác giả xác định rõ bạn là tác giả.
  2. Truy cập https://plus.google.com/authorship, điền email của bạn và gửi cho Google. Bạn sẽ chỉ cần làm điều này 1 lần. Email của bạn sẽ xuất hiện trong mục Work trong tài khoản Google+ của bạn. Đồng thời domain blog sẽ xuất hiện trong mục Contributor. Nếu không muốn tiết lộ email, bạn có thay đổi tùy chọn riêng tư của email đó.
Lựa chọn 2: Nếu bạn không có địa chỉ email cùng domain với website
  1. Tạo link lại từ hồ sơ Google trỏ đến website/blog
    • Vào mục Profile > Edit (Tiểu sử > Chỉnh sử tiểu sử) trong tài khoản Google+ của bạn.
    • Tìm Contributor (Cộng tác viên cho), Click vào để thêm tiêu đề, đường dẫn website của bạn. Save.
  2. Chuyển sang bước 2

  

Bước 2: Cài đặt authorship cho website.

Bước 2.1: Cài đặt authorship cho website/blog 1 tác giả

 Nếu nội dung blog/website được viết bởi 1 tác giả duy nhất là bạn, trường hợp này thường thấy. 
Để dễ dàng hơn, sau khi thiết lập hồ sơ Google+ bạn nên cài luôn nút Google+ lên website để liên kết đến tài khoản Google+ của bạn. https://developers.google.com/+/plugins/badge/  Cách đơn giản nhất là thêm một đường dẫn đến hồ sơ Google+ vào tất cả các trang trên website để thông báo cho Google theo mẫu sau:
<a rel="author" href="hồ sơ Google của bạn">Một cái gì đó</a> 
  • rel="author" biết bạn là người tạo ra website đó.
  • hồ sơ Google của bạn
    Domain profiles.google.com cũng được mà domain plus.google.com cũng được, bạn có thể copy URL trực tiếp từ tài khoản Google+ của bạn giới hạn đến hết đoạn số ID.
  • Một cái gì đó có thể là tên bạn "Về tôi", "Hồ sơ của tôi trên Google+", một cái logo G+ to tướng, v.v. và v.v. hoặc không là gì nếu như bạn không muốn giấu không cho hiển thị trên website.
Bạn có thể chèn đoạn code này vào phần đầu trang, chân trang hoặc một widget nào tùy ý. Một số nền tảng blog như Wordpress với một số template theo phiên bản mới cho phép người dùng điền thông tin tác giả của mình vào một cách dễ dàng mà không phải tác động trực tiếp đến code. Vấn đề xung quanh WP này có thể sẽ được trình bày trong một bài riêng.  
 

Bước 2.2: Cài đặt authorship cho website/blog nhiều tác giả

Nếu website của bạn do nhiều tác giả đóng góp nội dung (ví dụ như blog giaiphapso.info hay seomoz.org), bạn cần xác định rõ từng nội dung với từng tác giả riêng biệt.

Để giải quyết vấn đề này, Google sẽ thực hiện liên kết giữa trang nội dung trên blog (bài báo, bài viết), trang tác giả trên website/blog đó và hồ sơ Google của tác giả. Để xác định quyền tác giả, Google kiểm tra 2 tiêu chí sau:
  •  Liên kết từ trang nội dung đến trang tác giả (nếu trên trang tác giả có liên kết trực tiếp đến hồ sơ Google+, thông tin tác giả sẽ hiển thị  trên kết quả tìm kiếm)
  • Một đường dẫn ngược từ hồ sơ Google của bạn đến nội dung.
Việc dùng liên kết qua lại rất quan trọng: nếu không có chúng, sẽ có trường hợp ai đó sẽ cho rằng nội dung nào đó do bạn viết, hoặc bạn có thể "nhận vơ" nội dung nào đó trên web là của bạn. Đánh dấu quyền tác giả sử dụng thuộc tính rel trong liên kết để thể hiện mối quan hệ (relationship) giữa trang nội dung và trang tác giả. Và đây sẽ là cơ chế hoạt động:    

Trang nội dung:

Liên kết rel="author" chỉ ra tác giả của bài viết và có thể trỏ đến:
  • Trang tác giả của cùng domain giống như trang bài viết: nếu link bài viết là abc.com/bài-viết thì Google sẽ tìm kiếm thông tin như thế này:
    Viết bởi <a rel="author" href="http://abc.com.vn/authors/tên-bạn">Tên bạn</a>
  • Đối với website không có trang tác giả cùng domain (ví dụ ngay như VietInbound.com với nền tảng blogger, không có trang tác giả riêng), liên kết rel="author" có thể áp dụng trực tiếp với hồ sơ Google
    Viết bởi <a rel="author" href="https://profiles.google.com/id-google">Tên bạn</a>
  • Liên kết rel="author" cho biết người được nhắc đến trong liên kết là người tạo ra bài viết.

Trang tác giả:

Liên kết nhiều trang tác giả của cùng 1 người. 
Một trang tác giả trên website/blog thường liên kết đến các trang khác thuộc cùng một tác giả, ví dụ như trang chủ của họ hoặc hồ sơ trên MXH của họ.

Để cho Google biết rằng tất cả các hồ sơ này thể hiện cùng một người,  bạn sử dụng liên kết rel="me" để thiết lập liên kết giữa các trang hồ sơ đó.
Nghe khó hiểu nhỉ, tìm loanh quanh vẫn chưa thấy ví dụ nào thật gần gũi:
 Ví dụ nhé: Trên blog abc.com.vn bạn viết bài có một trang tác giả của riêng bạn (http://abc.com.vn/author/tên-bạn) Đồng thời, bạn cũng có một blog riêng: http://xyz.info Bạn thực hiện liên kết 2 trang đó với nhau như sau:
  • Trong hồ sơ của bạn trên abc.com.vn/author/tên-bạn, bạn để liên kết đến trang xyz.info với
    <a rel="me" href="http://xyz.info">Blog của tôi</a>
    
  • Ngược lại, trên trang xyz.info của bạn, bạn cũng dẫn một đường link ngược sang trang tác giả ở bên kia
    Ghé thăm <a rel="me" href="http://abc.com.vn/author/tên-bạn">những bài viết khác của tôi</a> trên abc.com.
  • Link lại rel="me" giúp cho Google nhận biết được rằng 2 trang  http://abc.com.vn/author/tên-bạnhttp://xyz.info cùng để chỉ đến 1 người - là bạn.

 

Bước 3: Kiểm tra liên kết đến hồ sơ và nội dung xuất bản

Để kiểm tra đánh dấu của bạn và xem những dữ liệu gì Google có thể lấy được từ trang web của bạn, bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra snippet của Google tại địa chỉ: http://www.google.com/webmasters/tools/richsnippets


Tóm lại:

  • Hồ sơ Google đầy đủ, liên kết đến website/blog cá nhân/ đường dẫn bài viết mà bạn là tác giả
  • Đối với website/blog một tác giả: Tạo một liên kết lại từ website đến hồ sơ Google qua thẻ rel="author"
  • Đối với website/blog nhiều tác giả: Cách 1: Tạo liên kết từ bài viết đến trang tác giả trên cùng domain qua thẻ rel="author" + một liên kết từ trang tác giả đền hồ sơ Google qua thẻ rel="me"/ Cách 2: Tạo liên kết từ bài viết thẳng đến hồ sơ Google qua thẻ rel="author"/Cách 3 dành cho ai thích "ăn bánh vòng": một liên kết từ bài viết đến trang tác giả trên cùng domain qua thẻ rel="author" + một liên kết từ trang tác giả cùng domain đó đến blog/website cá nhân qua thẻ rel="me" + một liên kết lại từ website cá nhân đến trang tác giả qua thẻ rel="me" + một liên kết từ website cá nhân đến hồ sơ Google qua thẻ rel="author"

9 tháng 10, 2012

Inbound Marketing là gì?

Thuật ngữ Inbound Marketing lần đầu tiên được nhắc đến vào năm 2005 bởi Brian Halligan – CEO & Đồng sáng lập Hubspot. Thuật ngữ này được dựa trên quan điểm nhận được sự chú ý của các khách hàng tiềm năng, để bản thân mình dễ dàng được tìm thấy và lôi kéo các khách hàng đến với website của mình bằng cách tạo ra những nội dung giá trị cho khách hàng để họ tự tìm đến và trở thành khách hàng trung thành mà không phải làm phiền họ bằng những tin nhắn rác hay những chiêu quảng cáo phản cảm.

Trong một chiến lược inbound marketing có ba giai đoạn chính: Được tìm thấy (Get Found), Chuyển đổi (Convert) và Phân tích (Analyze).
  • Được tìm thấy: Tạo nội dung, tối ưu hóa các trang web, tham gia vào các mạng xã hội và thu hút những khách hàng chất lượng vào website của bạn.
  • Chuyển đổi: tạo ra khách hàng tiềm năng (lead), dẫn họ đến website của bạn, gắn kết họ bằng những email tự động được cá nhân hóa và cung cấp thông tin bổ sung cho đội bán hàng của công ty bạn.
  • Phân tích: Phân tích những nỗ lực marketing của bạn để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn và báo cáo tỷ lệ hoàn vốn đầu tư thực tế từ hoạt động marketing đã thực hiện
inbound marketing là gì

Trong một mô hình mới hơn được đề xuất gần đây  bởi Pollitt, Chad (2011) , inbound marketing được chia thành 5 giai đoạn:
  • Thu hút lượng truy cập
  • Chuyển đổi khách ghé thăm thành khách hàng tiềm năng (leads)
  • Chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện thực (sales)
  • Chuyển khách hàng thành khách hàng nhắc lại thường xuyên
  • Phân tích để phát triển liên tục
Về cơ bản, mô hình mới này chỉ khác mô hình ban đầu ở chỗ mô hình mới tách giai đoạn Chuyển đổi thành 3 giai đoạn nhỏ hơn.

Các hình thức cơ bản của inbound marketing gồm có: nhật ký mở (blog), bưu thiếp (postcards), video, sách điện tử (ebook), bản tin điện tử (newsletter), tường thuật (whitepaper), tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), marketing mạng xã hội (SMM) và một số hình thức khác của marketing nội dung. Bên cạnh những hình thức của inbound marketing, cũng xin được điểm ra các hình thức của mô hình ngược lại – Outbound marketing – gồm có kêu gọi mua hàng, cold-calling, thư giấy trực tiếp, quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình, tờ rơi quảng cáo, hội trợ và các hình thức marketing truyền thống khác.


Phần 1: Vì sao nên chọn Inbound marketing?

Inbound marketing hữu ích hơn hẳn ở chỗ nó đạt được khách hàng bằng cách thu hút và nuôi dưỡng các khách hàng tiềm năng với những nội dung độc đao, những dữ liệu và các dịch vụ khách hàng, không phải spam làm phiền họ. Nói một cách hình ảnh, Inbound marketing như một thanh nam châm để hút khách hàng một cách tự nhiên, không phải bằng cách giáng những đòn liên tiếp lên đầu họ bằng các búa tạ nặng nề và lạnh lẽo.
Inbound marketing tiết kiệm chi phí hơn hẳn so với các hình thức marketing truyền thống. Theo báo cáo về thực trạng inbound marketing 2012, những công ty tập trung vào inbound marketing thu hút khách hàng tiềm năng với chi phí trung bình thấp hơn đến 62% so với các công ty tập trung đầu tư cho outbound marketing.

Tại sao inbound marketing lại kỳ diệu đến như vậy?
Hãy nhìn vào quy trình marketing và bán hàng như chiếc phễu. Những khách hàng tiềm năng đầu tiên đến với chúng ta từ trên miệng phễu và những khách hàng hài long thoát ra từ đáy phễu. Là một marketer, mục tiêu của bạn phải tối đa hóa cả số lượng người bước vào miệng phễu và những người bước ra khỏi đáy phễu trên cương vị là khách hàng thực tế. Inbound marketing sử dụng 3 loại chiến thuật để thực hiện điều này:
  • Được tìm thấy — Những chiến thuật như viết blog, SEO nhằm thu hút các khách hàng chất lượng ghé thăm website của bạn.
  • Chuyển đổi — Những chiến thuật như tạo các trang đích (landing pages) và nuôi khách hàng tiềm năng (lead nurturing) nhằm chuyển đổi những khách hàng ghé thăm website thành khách hàng tiềm năng, và khách hàng tiềm năng thành các khách hàng trung thành.
  • Phân tích — Những chiến thuật nhằm cải thiện hiệu quả của cả quá trình – để tìm được đúng khách hàng ngay từ miệng phễu và khi ra khỏi dáy phễu.

Phần 2: Các chiến thuật để Được tìm thấy

Các chiến thuật Được tìm thấy giúp bạn lôi kéo được khách ghé thăm website (chính là các khách hàng tiềm năng trên miệng phễu). Đây là các chiến thuật marketing quan trọng nhất vì chúng là công việc xây dựng một nền móng: Bạn không thể xây dựng điều gì đó mà không có nền móng. Nếu bạn không có khách ghé thăm website, bạn không thể tạo ra các khách hàng tiềm năng được.
Đây là một số chiến lược quan trọng:
  • Viết blog (Blogging) — Inbound marketing bắt đầu bằng việc viết blog. Blog là cách tốt nhất để thu hút lượng truy cập. Các công ty có blog thu hút được nhiều hơn 55% khách hàng tiềm năng só với những công ty không có blog. Để được các khách hàng mục tiêu tìm thấy, bạn cần có nội dung hấp dẫn họ. Và blog của bạn là ngôi nhà cho các nội dung đó.
  • Tối đa hóa công cụ tìm kiếm (SEO) — Khách hàng của bạn bắt đầu quy trình mua hàng trực tuyến thường với một công cụ tìm kiếm. Và bạn cần chắc chắn được liệt kê ngay khi họ cần đến. Để đạt được điều này, bạn cần cẩn thận, tỉ mỉ trong việc lựa chọn từ khóa, tối ưu hóa website của bạn, tạo nội dung và xây dựng hệ thống liên kết.
  • Mạng xã hội (Social Media) — Ngày nay khi con người lên mạng, họ thường giao tiếp với bạn bè, hỏi, đáp, chia sẻ và thảo luận một loạt các chủ đề. Là một marketer bạn muốn nội dung của bạn thành phần trung tâm của cuộc thảo luận trong lĩnh vực của mình. Nếu nội dung của bạn là một phần cuộc đối thoại, bạn sẽ có thể kéo họ đến với website và đưa họ lên miệng chiếc phễu marketing bán hàng của bạn.
  • Marketing nội dung (Content marketing) — Marketing nội dung là một chiến thuật khác để bạn được tìm thấy. Cũng giống như việc viết blog, marketing nội dung là việc xuất bản những nội dung hấp dẫn lôi cuốn mọi người đến website. Nhưng không giống viết blog, marketing nội dung không giới hạn với một kênh cụ thể - đó là ý tưởng chung của việc dùng nội dung để kéo mọi người đến website của bạn. Nó có thể bao gồm video, whitepapers, webinars hay các loại nội dung khác.

Phần 3: Các chiến thuật Chuyển đổi

Các chiến thuật Chuyển đổi giúp bạn đón tiếp những khách hàng đã ghé thăm bạn qua blog, mạng xã hội và SEO và biến họ thành các khách hàng trực tiếp và trả tiền cho các sản phẩm dịch vụ của bạn. Nếu không có các chiến thuật Chuyển đổi, dù bạn có tạo ra bất kỳ hoạt động nào trên website chăng nữa, bạn cũng không thể đạt được doanh thu.
Dưới đây là các chiến thuật Chuyển đổi quan trọng:
  • Lời kêu gọi hành động (Calls to Action - CTA) — Bạn nên bắt đầu tương tác với người ghé thăm website và tương tác với họ trong suốt quá trình bán hàng như thế nào? Hãy khuyến khích họ hành động – có thể là tải một tài liệu, hoặc đăng ký vào một hội thảo trực tuyến – bằng các nút, hoặc đường dẫn với nội dung yêu cầu, VD: “Hãy download tài liệu này”. Hoặc “Hãy đăng ký hội thảo”. Nếu bạn không có đủ những kêu gọi hành động, hoặc lời kêu gọi của bạn không đủ thôi thúc, bạn sẽ không có được khách hàng tiềm năng.
  • Trang đích (Landing Page) — Khi một khách ghé thăm website click vào một CTA, họ cần được đưa đến một trang đích nào đó nơi mà lời mời chào được đáp ứng, và đó là nơi các khách hàng tiềm năng điền vào các thông tin mà đội bán hàng của bạn có thể sử dụng để bắt đầu quá trình chuyển đổi. Ví dụ, khi bạn mời họ tải một tài liệu, trang đích sẽ là trang mà khách ghé thăm gửi các thông tin bạn yêu cầu với mong muốn để tải tài liệu, từ đó, khi bạn có thông tin của họ, họ trở thành khách hàng tiềm năng (lead) của bạn.
  • Email Marketing — Với các thông tin bạn có được từ việc họ click vào CTA, điền vào trang đích và download tài liệu của bạn, họ vẫn chưa thể trở thành một khách hàng thực thụ. Bạn cần nuôi dưỡng mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng đó. Và Email marketing là một cách giúp bạn thực hiện điều đó. Một loại email tập trung vòa những nội dung hấp dẫn, phù hợp sẽ tạo dựng lòng tin với khách hàng tiềm năng và giúp họ sẵn sàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn.
  • Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng (Lead Nurturing) — là việc email marketing được kết cấu theo một loạt các thư điện tử chứa các nội dung tuần tự. Các chiến dịch email thường được kích hoạt bởi các trang đích nhất định. Bởi tính tuần tự và được kích hoạt trước, các chiến dịch này trở nên hợp lý hơn và dễ dàng tương tác với khách hàng tiềm năng hơn.
  • Tự động hóa Marketing (Marketing Automation) — Tự động hóa marketing nhằm diễn tả hoạt động email marketing và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng trong đó trình tự và nội dung email được dựa trên dữ liệu khách hàng đã cho phép bạn thu thập. Ví dụ: khi khách hàng đăng ký bản tin hàng tuần của bạn, bạn có thể gửi họ các email đều đặt hàng tuần tóm tắt nội dung mới trên website của bạn. Nhưng nếu họ thích được nhận thông tin trên Facebook hơn và chỉ muốn tập trung vào một số trang nhất định trên website của bạn, bạn sẽ có thể thay đổi chiến thuật cũng như thông điệp bạn đưa ra cho họ.

Phần 4: Các chiến thuật Phân tích

Analysis là mục quan trọng thứ ba trong các chiến thuật inbound marketing của bạn. Khi bạn đã bắt đầu thu hút được khách hàng ghé thăm website của bạn qua blog, mạng xã hội và SEO, bạn đã bắt đầu chuyển khách ghé thăm website thành khách hàng tiềm năng và khách hàng thực tế, bạn cần phân tích đánh giá chiếc phễu marketing và bán hàng của bạn và chỉ ra những cách để nó trở nên hiệu quả hơn.
Các thước đo quan trọng (Key Metrics )— Hầu hết các inbound marketer sử dụng chiếc phễu marketing bán hàng để làm cơ sở cho quá trình phân tích của họ. Họ nhìn vào các thước đo như sau:
  • Lượng truy cập Website (Website visitors) — Con số trên miệng phễu: đây là những người đã tìm thấy website của bạn. Họ cần được chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng và sau đó trở thành các khách hàng thực tế.
  • Khách hàng tiềm năng (Leads) —  Con số đo ở đoạn giữa phễu. Những người này ghé thăm website và làm gì đó để khác nhận danh tích. Một khi những khách ghé thăm này xác nhận danh tích và trở thành khách hàng tiềm năng, bạn có thể bắt đầu cuộc đối thoại cần thiết để biến họ thành khách hàng thực tế.
  • Khách hàng thực tế (Customers) — Chính là mục tiêu của bạn ở đáy phễu!
  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rates) — Là tỉ lệ những người chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo.
  • Điểm chuẩn (Benchmarks) — Là các dữ liệu làm căn cứ giúp bạn đánh giá so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ các điểm chuẩn về tỷ lệ chuyển đổi cho phép bạn thấy tương quan về tỷ lệ chuyển đổi giữa công ty bạn và các công ty tương tự.
  • Hiệu suất của nội dung (Content Performance) — Mỗi loại nội dung bạn tạo ra cần được theo dõi độc lập. Bạn muốn thấy từng loại nội dung lôi kéo được khách ghé thăm website của bạn như thế nào, mức độ thường xuyên sử dụng đối với từng mục, từng loại nội dung đó trong từng giai đoạn của quá trình chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng thực tế.

Phương pháp phân tích — Qúa trình phân tích trong Inbound marketing cần được bắt đầu với một loạt câu hỏi nhằm chỉ ra nơi nào chứa cơ hội tốt nhất bạn có thể nắm bắt để có thể tăng lượng bán hàng. Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể cân nhắc để bắt đầu:
  • Lượng khách truy cập website của bạn so với đối thủ? – Nếu bạn ở phía sau đối thủ, bạn cần phải làm gì đó để tang lượng truy cập, nếu bạn đã vượt qua đối thủ, hãy chuyển đến câu hỏi tiếp.
  • Bạn có đạt được nhiều khách hàng tiềm năng như đối thủ không? Nếu bạn bị tụt sau về tỷ lệ chuyển đổi khách ghét thăm => khách tiềm năng, bạn cần đào sâu vào đoạn giữa cái phễu và tìm ra các cách thức để cải thiện kết quả của bạn.
  • Có phải bạn hài lòng với khối lượng khách hàng tiềm năng, nhưng không thật hài lòng với doanh số bán hàng? Hãy kiểm tra quá trình bán hàng (ở phần đáy phễu). Bạn có thể làm gì để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng tốt hơn, và phát triển kỹ năng bán hàng như thế nào để có thể chuyển đổi được nhiều khách hàng tiềm năng hơn?
  • Đặt mục tiêu — Công đoạn phân tích cho phép các công ty thiết lập và theo dõi các mục tiêu marketing nhất định. Khi bạn đã xác định được các thước đo chủ đạo và bắt đầu thực hiện công đoạn phân tích, bạn cần đi theo các bước sau để thiết lập các mục tiêu kinh doanh cụ thể:
  • Đặt mục tiêu khách hàng tiềm năng và doanh số bán hàng— cho quý tới? năm tới?
  • Chương trình marketing nào để đạt được các mục tiêu đó? — Với  tỉ lệ chuyển đổi đã đặt ra, bạn cần bao nhiêu khách hàng tiềm năng để đạt được doanh số bán hàng mục tiêu?
  • Cần bao nhiêu khách ghé thăm website? —  Bạn cần làm gì để đạt được lượng truy cập đó? Cùng như cách thức để bạn nâng cao tỉ lệ chuyển đổi.


Trên đây là tổng quan về Inbound Marketing, các đặc điểm của Inbound marketing và tổng quan quy trình thực hiện một chiến lược inbound marketing. 3 giai đoạn của quy trình inbound marketing sẽ là cơ sở để VietInbound.com sẽ phát triển và hoàn thiện website trở thành một nơi cung cấp các kiến thức, kỹ năng inbound marketing cho các marketer.

Mọi đóng góp ý kiến để hoàn thiện nội dung website xin liên hệ: admin [at] vietinbound [dot] com