Hiển thị các bài đăng có nhãn lead nuturing. Hiển thị tất cả bài đăng
27 tháng 10, 2012
Buyer Persona là gì?
Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ "buyer persona" chưa.
Các từ điển Anh - Việt hiện nay (tính đến hôm nay là 27-10-2012) vẫn chưa cập nhật và cho ra nghĩ tiếng Việt của cụm từ này.
Gõ cụm từ “buyer persona là gì” trên google.com.vn, không thấy
kết quả chính xác.
Vậy thế nó là cái gì???
Buyer Persona là gì?
Thử tìm cách dịch cụm từ này vậy. "Buyer persona" – dịch
theo tiếng Việt thì buyer là người bán, điều này hiển nhiên. Thế còn persona?
Tratu.vn nói rằng Persona /pə:´sounə/ (Danh từ, số nhiều .personae, personas
)
- Nhân vật (trong tiểu thuyết, kịch) vd: comic personae (những nhân vật hài )
- (phân tâm học) diện mạo cá nhân
- Cá tính; tư cách
- (ngoại giao) người vd: persona grata (nhà ngoại giao được thừa nhận, người được chấp thuận (làm đại sứ..); (nghĩa bóng) người được quý chuộng ) hay persona non grata (nhà ngoại giao không được thừa nhận, người không được chấp thuận (làm đại sứ..); (nghĩa bóng) người không được quý chuộng )
Dịch nghĩa từ persona theo vdict.com hay vi.oldict.com thì
chỉ trình bày nghĩa thứ 4 ở trên: tức là (ngoại giao) người với 2 ví dụ là
persona grata và persona non grata.
Ý có vẻ trùng khớp hơn có vẻ như nghĩa thứ 2 theo từ điển tratu.vn: "diện mạo
cá nhân". Ghép trong cả cụm “buyer persona” có thể dịch là “diện mạo cá nhân người
mua”, khá dài dòng. Rút lại thành “diện mạo người mua” được không nhỉ?
Thôi tạm thời gác việc dịch từ “buyer persona” sang tiếng Việt
sang một bên, chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu định nghĩa từ này theo định nghĩa
đã có sẵn bằng tiếng Anh và để giữ tính khách quan, tôi sẽ giữ nguyên không dịch
cụm từ “buyer persona” hay “persona”
Khi tìm kiếm từ “buyer persona definition”, tôi tìm thấy đường
dẫn của Wikipedia đầu tiên
http://en.wikipedia.org/wiki/Persona_%28user_experience%29
(cập nhật lần cuối ngày 12/10/2012) với
tiêu đề là Persona (user experience)
"In marketing and user-centered design, personas are
fictional characters created to represent the different user types within a
targeted demographic, attitude and/or behavior set that might use a site, brand
or product in a similar way."
Định nghĩa một thuật ngữ chưa biết bằng một số thuật ngữ
chưa biết khác. "User-centered design" (UCD) là gì thế?? Thuật
ngữ này có vẻ hơi thiên về kỹ thuật, tạm thời từ đây đến cuối bài viết sẽ hiểu là
“Thiết kế với người dùng là trọng tâm” và được viết tắt là UCD.
Và câu của wikipedia ở trên sẽ dịch là “Trong marketing và
UCD, persona là những nhân vật tưởng tượng được tạo ra để thể hiện những kiểu
người dùng khác nhau trong một nhóm cùng đặc điểm nhân khẩu, thái độ và/hoặc
hành vi mà có thể sử dụng một website,
nhãn hiệu hoặc sản phẩm theo cách tương tự như nhau.”
Nhìn tiếp xuống phía dưới, wiki cho định nghĩa sát hơn về
user persona, nếu muốn định nghĩa về “buyer persona” có lẽ chỉ cần thay các từ
user thành buyer là ổn ^^
“A user persona is a representation of the goals and
behavior of a hypothesized group of users. In most cases, personas are synthesized from data
collected from interviews with users. They are captured in 1–2 page descriptions
that include behavior patterns, goals, skills, attitudes, and environment, with
a few fictional personal details to make the persona a realistic character. For
each product, more than one persona is usually created, but one persona should
always be the primary focus for the design.”
"Một bản user persona là bản trình bày về các mục tiêu và
hành vi của một nhóm người dùng giả thuyết. Trong nhiều trường hợp, các persona
được tổng hợp từ dữ liệu thu thập từ các cuộc phỏng vấn với người dùng. Chúng
được co gọn trong bản mô tả 1-2 trang giấy bao gồm các kiểu hành vi, mục tiêu,
kỹ năng, thái độ và môi trường, với một số chi tiết cá nhân mang tính hư cấu để
tạo cho persona đó trở thành một nét tính cách thực tế hơn. Đối với mỗi sản phẩm
thường có nhiều hơn một bản persona được tạo ra, nhưng trong việc thiết kế cần
chỉ tập trung vào một persona duy nhất.”
Vậy user persona, hay buyer persona để làm gì?
Cũng theo trang Wikipedia trên, các marketer có thể sử dụng
persona cùng với quá trình phân đoạn thị trường, trong đó các persona tiêu chuẩn
được xây dựng để đại diện cho những đoạn thị trường nhất định. Thuật ngữ
persona được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng trực tuyến và kỹ thuật cũng như trong quảng
cáo. Persona có ích trong việc cân nhắc
những mục tiêu, sở thích và hạn chế của người mua/người dùng nhãn hiệu để giúp
hướng dẫn ra quyết định về một sản phẩm/dịch hay không gian tương tác về các vấn
đề như tính năng, các tương tác và thiết kế trực quan trên một website. Pesona
còn được sử dụng như một phần của UCD để thiết kế phần mềm, là một phần của thiết
kế tương tác, sử dụng trong thiết kế công nghiệp và hiện nay được sử dụng nhiều
với mục đích marketing trực tuyến.
Từ “persona”ban đầu được sử dụng với mục đích kỹ thuật (từ
những năm 90 của thế kỷ XX), chỉ có gần đây mới được đưa vào sử dụng trong lĩnh
vực marketing.
Phần sau của bài wiki trên khá lằng nhằng và khó hiểu, chủ yếu
tập trung vào góc độ kỹ thuật. Trong khuôn khổ và mục đích của bài viết này,
tôi sẽ “mổ xẻ” từ “persona” theo góc độ người làm marketing. Vì thế chúng ta sẽ
thử tìm các nguồn bài viết khác đặc thù về marketing hơn.
Trong bàiviết đăng trên pragmaticmarketing.com
với tiêu đề “Buyer and User Personas” , tác giả Steve Johnson có cách đặt
vấn đề rất hay: thế nào là cái ô tô tốt nhất, thế nào là bộ phim hay nhất? Câu
trả lời là: Còn tùy! Từ “tốt nhất” hoàn toàn tùy thuộc vào cảm quan người tham
gia. Và các bản persona xác định hồ sơ lý tưởng của người mua/người dùng tiềm
năng. Những người dùng khác nhau có những nhu cầu khác nhau và sẽ lựa chọn sản
phẩm khác nhau là “tốt nhất” và người quản trị sản phẩm phải có cái nhìn rõ
ràng về khách hàng lý tưởng của họ trước khi phát triển sản phẩm và tạo ra các
thông điệp marketing. Do đó, thuật ngữ “persona” ra đời để chỉ những hồ sơ lý
tưởng cho các khách hàng tiềm năng và đã được nhiều các nhà quản trị sản phẩm
và nhà quản trị marketing trên thế giới áp dụng để xây dựng lên hình ảnh những
đối tượng khách hàng sẽ mua và sử dụng sản phẩm của họ. Steve cũng đưa ra khái
niệm về persona là “bản mô tả ngắn hoặc bản tiểu sử của một khách hàng được hư
cấu và kiểu mẫu.” và nó sẽ làm rõ đối tượng mục tiêu trong các chiến dịch quảng
cáo, truyền thông.
Một vấn đề cần được nhắc đến ở đây là phân biệt “buyer
persona” và “buyer profile” hay "customer profile" (hồ sơ khách hàng). Một hồ sơ khách hàng thì gần
như ai cũng hiểu: đó là một bản mô tả một khách hàng, hay một nhóm khách hàng
bao gồm các thông tin hiện diện, thông tin liên lạc, đặc điểm nhân chủng học, địa
lý và tâm lý, cũng như hành vi, lịch sử giao dịch và các thông tin khác. Hồ sơ
khách hàng đối với các khách hàng hiện tại, còn buyer persona là các khách hàng
lý tưởng, khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến.
Thế là chúng ta đã hiểu sơ qua “buyer persona” là gì và vai
trò của persona trong marketing, đặc biệt là trong marketing trực tuyến.
Phần tiếp theo chúng ta sẽ có cái nhìn sâu hơn về một bản
“buyer persona”
Nội dung cơ bản của một bản “buyer persona”mẫu
Buyer persona template |
Thông tin cơ bản:
- Nghề nghiệp, vị trí
- Sơ lược về công việc
- Trình độ giáo dục
- Sở thích
Đặc điểm nhân khẩu:
- Giới tính
- Độ tuổi
- Thu nhập
- Đặc điểm đô thị hóa
Đặc điểm nhận diện:
- Từ ngữ quen dùng
- Hành vi ứng xử
- Mối quan tâm
Mục tiêu:
- Mục tiêu chính
- Mục tiêu phụ
Thách thức:
- Thách thức chính
- Thách thức phụ
Công ty bạn có thể giúp persona như thế nào:
- Để giải quyết các thách thức
- Để đạt được các mục tiêu
Xác định giá trị: Một vài từ để mô tả persona đó
Mục tiêu chung: Xác định những mục tiêu chung nhất persona của bạn sẽ nghĩ đến trong quá trình mua hàng
Thông điệp marketing: Bạn sẽ mô tả giải pháp của bạn như thế nào cho persona đó?
Mở rộng thông điệp: Mô tả giải pháp của bạn một cách đơn giản và nhất quán cho tất cả mọi người trong công ty bạn.
Tạm kết luận:
"Buyer Persona" là một bản mô tả về một mẫu khách hàng lý tưởng hư cấu. Trên góc độ của người làm marketing, "buyer persona" giúp người làm marketing, các nhà quản trị sản phẩm xác định được mục tiêu của chiến dịch/sản phẩm/ dịch vụ.
Đối với mỗi công ty và mỗi marketer, với nhu cầu về đối tượng
khách hàng khác nhau, có thể xây dựng những mẫu “buyer persona” riêng phù hợp với
đặc thù của ngành nghề, sản phẩm, dịch vụ.
Trong những bài viết sau,
VietInbound sẽ gợi mở những hướng tiếp cận cụ thể để xây dựng một bản “buyer
persona” lý tưởng cho công ty.
Chú ý: Bài viết này được xây dựng với cách tiếp cận của một người tìm hiểu, chỉ mang tính tham khảo không bảo đảm tính chân thực và chuẩn mực. Mọi trích dẫn xin được đối chiếu thẳng đến nguồn gốc (có link đính kèm trong bài) Xin cảm ơn.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)