Hiển thị các bài đăng có nhãn marketing nội dung. Hiển thị tất cả bài đăng
13 tháng 10, 2013
Blog không chỉ để blogging
19:00
blog
,
blogging
,
content marketing
,
marketing nội dung
,
phát triển blog
,
thúc đẩy blog
,
tiếp thị nội dung
,
ý tưởng
,
ý tưởng blog
Đây là bản dịch lại một bài viết cũ Hubspot mới share trên Twitter, cứ tưởng là bài mới ai dè bài từ hơn 1 năm trước rồi. Thế mới thấy thêm 1 thủ thuật của họ: tuyển chọn và tái chế nội dung mọi nơi mọi lúc.
Câu hỏi: Làm thế nào để blog doanh nghiệp mình hiệu quả hơn? Viết miệt mài hơn chăng?
Chúng ta có thể đặt bàn phím và gõ đến khi ngón tay rớm máu hoặc chúng ta có thể nghĩ đến những cách có thể tận dụng blog tốt hơn mà không phải tăng khối lượng nội dung. Chúng ta chỉ có vài giờ làm việc trong ngày, mà viết thì quá mất thời gian mà chưa biết có thể hút được nhiều lượt xem đến đâu, vòng đời kéo dài đến bao giờ. Thế nên chúng ta buộc phải nghĩ cách đưa blogging lên một tầm cao mới và biến nó thành một tài sản thật sự giá trị của doanh nghiệp.
Dưới đây là 12 cách có thể nâng cao hiệu quả blog mà không phải blogging.
12 cách blog không phải là blogging
Trước khi bắt đầu, hãy nhớ rằng những mẹo dưới này không có ý trở thành hoạt động thay thế sự cần thiết phải có một khối lượng nội dung chất lượng cao đăng đều đặn.
Những mẹo này là những việc bạn có thể làm để cải thiện hiệu quả blog bổ sung cho những việc bạn đã và đang làm là tạo và xuất bản nội dung. Hết sức xin lỗi, đời không có phép màu.
1) Thu thập Nội dung từ các trang Nổi tiếng
Nếu quá lười biếng mà vẫn có thể viết bài, mẹo này sẽ giúp bạn. Thay vì tự mình viết nội dung, hãy tập hợp bài viết từ những tên tuổi lớn và những site có hồ sơ cao (high profile). Việc này giúp bạn không chỉ giúp bạn nuôi blog với nội dung mà không phải viết, nó còn giúp đưa uy tín của những guest blogger lớn về site của bạn -- bạn có họ viết bài cho bạn. Và không chỉ nâng cao sức mạnh của trang blog, có khả năng những guest blogger sẽ quảng bá bài viết lên mạng lưới của họ, độc giả của họ. Việc này sẽ mở ra cho blog của bạn một lượng độc giả lớn chưa từng có có thể tăng vọt phạm vi tiếp cận.
2) Nỗ lực tăng lượng Người theo dõi
Nói về phạm vi tiếp cận, có thể đáng cho bạn đầu tư thời gian để tăng cơ sở người theo dõi. Hãy xem xét phân tichs web, xem nguồn lưu lượng truy cập đến từ đâu. Có thể từ truyền thông xã hội, từ tìm kiếm tự nhiên, hoặc từ nguồn trực tiếp ... và có thể có từ email nữa?
Nếu bạn có một số lượng người đã đăng ký nhận bài qua thư điện tử thì vô cùng ý nghĩa. Mỗi lần bạn đăng bài mới, họ sẽ được thông báo email. Đây sẽ là sự nhắc nhở có giá trị đến không thể tin được giúp đưa độc giả tới blog của bạn đều đặn. Bạn nên dành thời gian vạch ra những cách tăng số lượng người theo dõi blog. Ví như:
- Đặt những CTA thứ 2 vào blog - cả trong bài viết, và trên cùng của thanh bên blog. Bạn cũng có thể tạo và thêm các CTA đăng ký blog vào các trang khác của website ở những nơi hợp lý.
- Thiết kế một trang đích dành riêng cho việc đăng ký blog và thỉnh thoảng chia sẻ với các mạng xã hội của bạn. Đây cũng có chức năng như một trang đích cho các CTAs theo dõi blog của bạn.
- Thêm các kêu gọi theo dõi blog vào một vài email gửi đi. Việc này không cần thiết phải là CTA chính, nhưng có thể đặt vào phần PS ở cuối email.
3) Tối ưu hóa Tiêu đề các bài cũ
Khi đăng một bài mới, bạn muốn có một tiêu đề thu hút, một tiêu đề có thể thu hút nhiều lượt click. Nhưng những bài viết nhanh chóng bị chìm xuống khi bạn viết nội dung mới, và cuối cùng bạn có hàng trăm ngàn bài viết hầu như không nhìn thấy mặt trời ... và vô dụng?
Thật ra những bài viết đã bị chôn sâu vẫn có thể mang lại hàng tấn giá trị tự nhiên cho site của bạn -- nhớ rằng mỗi bài viết đều được lập chỉ mục trên SERPs -- và chúng có thể sẽ thu hút nhiều giá trị tự nhiên hơn nữa nếu bạn tối ưu tiêu đề cho SEO, không phải cho click. Vì thế nếu bạn cố gắng xếp hạng, hãy quay lại và thay đổi thứ tiêu đề thu hút kiểu như "Tôi đã kiếm 1 triệu từ bán hàng rong như thế nào" (hút click) thành "Kinh nghiệm kiếm tiền: Cách kiếm 1 triệu từ bán hàng rong" (giúp index cho SEO)
4) Tối ưu hóa Kêu gọi hành động
Bạn không chỉ blog cho vui, bạn đang cố gắng thu hút lượt truy cập, chuyển đổi họ thành nhân mối, rồi thành khách hàng. Một thứ đầy quyền lực.
Đó là lý do vì sao bạn phải thêm những kêu gọi hành động vào mỗi bài blog - dẫn tới các trang đích và những đề nghị mà có thể từ đó chuyển đổi khách ghé thăm. Bất cứ khi nào bạn có thể dành thời gian tối ưu lại CTA, vì bạn muốn sử dụng CTA có thể chuyển đổi ngày càng nhiều hơn các khách truy cập thành leads. Hãy thử nghiệm phân chia cho các CTA blog để xem biến bố cục, màu sắc hay nội dung nào sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ chuyển đổi. Không chỉ làm thế đối với CTA trong bài viết mà bất cứ kêu gọi hành động nào bạn có trên blog.
5) Cập nhật lại Kêu gọi hành động ở các bài đăng cũ
Ý tưởng này kết hợp một cách hợp lý từ các mẹo 3 và 4: khi bài viết cũ vẫn có thể hút traffic từ SERPs và chúng ta có thể thử nghiệm phân chia đối với các kêu gọi hành động để xem thứ nào tạo ra nhiều nhân mối nhất. Kết hợp cả 2, và thay vào các bài blog cũ các kêu gọi hành động mới hiệu quả hơn. Nếu chỉ có ít thời gian, hãy bắt đầu từ những bài viết có nhiều traffic, sau đó sẽ đi dần xuống cuối danh sách.
6) Cập nhật nội dung vào các Bài viết phổ biến đã cũ
Hãy xem lại những bài blog cũ hiệu quả - vào ngay chương trình phân tích blog để kiểm tra số view và liên kết trỏ vào mỗi bài. Liệu có bài nào có thể cập nhật mới? Có thể đây là lúc cần nhất bạn dọn dẹp cho những bài "30 năm vẫn chạy tốt", trang điểm lại cho chúng và lại ra mắt chúng lần nữa. Việc này rất nhanh, và chủ đề thì đã được chứng minh là có tiếng vang với độc giả.
Có vài cách làm việc này. Đầu tiên, bạn có thể đăng bài mới hoàn toàn, và trỏ link cũ tới blog mới sao cho bạn không bị mất SEO juice. Hoặc bạn có thể cập nhật bài đã có với nội dung mới. Phụ thuộc vào hệ thống quản trị nội dung và hệ thống bạn đang dùng, cả 2 cách đều có mặt lợi hại khác nhau. Với cách 1, bạn phải đảm bảo việc chuyển tiếp thuận lợi. Ở cách 2, bạn không phải gặp sự phức tạp rắc rối của SEO, nhưng bạn phải chắc chắn rằng độc giả được thông báo về bài viết mới này. Chọn cách nào dễ cho bạn hơn. Nếu bạn cảm thấy tội lỗi, đừng lo, có 3 lý do để bạn yên tâm:
- Nếu thông tin lỗi thời, việc cập nhật lại hoàn toàn hữu ích và có ý nghĩa.
- Nếu bạn đã có những độc giả mới kể từ khi bài viết đăng lần đầu, có thể họ chưa được đọc bài này.
- Những người đọc bài lần đầu có thể không nhớ về nó. Đã quá lâu và họ đã đọc quá nhiều nội dung. Hãy nghĩ về điều này như một sự xoay chuyển lớn.
7) Thực hiện Phân tích Chủ đề
Vì bạn đã dành thời gian nghiên cứu về sự phổ biến bài đăng một cách sâu sắc, bạn có thể thực hiện nghiên cứu sâu rộng hơn để xác định chủ đề nào gây tiếng vang hơn cả với độc giả. Một bản phân tích chủ đề sẽ cho bạn biết bạn nên viết gì để đạt được mục tiêu khác nhau. Chỉ cần xuất kết quả phân tích blog ra bản tính và bắt đầu sắp xếp các thể loại chủ đề.
Khi đã sắp xếp xong bài viết theo từng thể loại, bạn có thể sắp xếp dữ liệu theo liên kết trỏ vào và số lượt xem bài để xem chủ đề nào phổ biến nhất, và chủ đề nào có xu hướng đi xuống. Nếu như chủ đề nhất định không được phổ biến như chủ đề khác không có nghĩa là bạn phải xóa sổ khỏi blog của bạn hoàn toàn - bạn không muốn hi sinh một blog tròn đầy chỉ vì lượt xem bài. Nhưng hãy biết chủ đề nào phổ biến nhất với độc giả có thể giúp bạn khi bạn cần tăng lượt truy cập hay nhân mối.
8) Đưa nó lên mạng xã hội
Nếu bạn chưa từng, hãy dành thời gian tối ưu hóa blog cho truyền thông xã hội, thành công của blog phụ thuộc vào việc này. Blog của bạn nên có nút chia sẻ xã hội, cũng như nút theo dõi để bạn có thể đồng thời tăng phạm vi xã hội và tầm với của nội dung trên blog. Bạn có thể bước một bước xa hơn nữa, và thêm những thứ như tiện ích gợi ý mạng xã hội để độc giả biết nội dung nào phổ biến trong số các kết nối của họ, giúp bạn thúc đẩy nhờ những tín hiệu xã hội.
9) Tối ưu những trang mà khách ghé thăm nhấp chuột nhiều nhất
Khi blog lớn dần, nó sẽ trở không chỉ còn là trang nội dung đơn thuần. Bạn có thể phát triển những thứ như một thanh điều hướng, thanh bên, hoặc một bảng hiệu, một chân trang?
Trong những nơi "khác" này trên blog, bạn nên nghĩ đến nơi người ta sẽ đặt chân để bạn có thể tối ưu những địa điểm này khi họ nhấp chuột blog. Nếu mọi người đang click vào liên kết trong thanh điều hướng trên cùng, bạn hãy dành thời gian tối ưu những tran mà khách ghé thăm đặt chân lên khi họ click. Bạn có thể nghĩ đến việc biến các liên kết đó thành các trang đích! Nơi mà mọi người đến sau khi họ rời blog là một nguồn chuyển đổi cực kỳ tiềm năng mà nhiều blog đã để lọt khỏi tầm tay của họ.
10) Sử dụng blog để thử nghiệm những lời mời mới
Nghĩ về danh sách thư điện tử của bạn như bông hoa mỏng manh. Bạn nên tưới tắm nó thường xuyên, đừng có xả vào nó với vòi cứu hỏa.
Nếu bạn gửi email quá thường xuyên, bạn có thể bắt gặp tỉ lệ đọc giảm mạnh và tỉ lệ thoát tăng. Vì thế hãy sử dụng blog như vùng đất thử với những lời mời mới - trước khi bạn gửi chúng tới danh sách quý giá của mình. Hãy quảng bá những lời mời sản sinh lead trên blog của bạn, và gửi những lời mời hiệu quả tới danh sách email. Đừng cố công nhồi những đề nghị mà khán giả của bạn không hứng thú.
11) Sử dụng blog như một nguồn nội dung
Đừng cố phát minh bánh xe mới. Hãy tận dụng nhiều hơn những nội dung bạn đã tạo - những bài blog - bằng việc tái sử dụng chúng trong hoạt động tiếp thị. Bạn có thể hỏi: nơi nào có thể tái sử dụng nội dung blog?
- Nội dung để nuôi các mạng lưới truyền thông xã hội: Liên kết tới các bài đăng blog trong truyền thông xã hội để đưa người từ mạng lưới của bạn quay lại blog.
- Nội dung để nuôi email: Đừng có luôn luôn gửi những nội dung tạo nhân mối hay các chiến dịch nuôi dưỡng nhân mối, nội dung blog là một hình thức giải lao, hoặc là một sự bổ sung hoàn hảo cho các bản tin
- Nội dung để nuôi các đề nghị tạo nhân mối: Thay vì tạo ra lời mời từ đầu, hãy tổng hợp lại những bài bạn đã viết về một chủ đề đặc biệt và gói lại thành một lời mời mới.
- Nội dung để nuôi bộ phận kinh doanh: Khi bạn tạo nội dung blog về các vấn đề khách hàng tiềm năng gặp, hãy gửi chúng cho đội bán hàng để đánh dấu để chúng có thể tăng sự tin cậy với các nhân mối.
- Nội dung để nuôi website: Nếu bạn cần tìm từ chính xác để giải thích một thuật ngữ, một sản phẩm hoặc dịch vụ trên website, bạn có thể tìm thấy những từ đó ... trong một bài đăng blog cũ!
12) Tận dụng blog như một công cụ bán hàng
Blog doanh nghiệp là một trong những sản phẩm để bán giá trị nhất, đặc biệt nếu bạn đang viết bài kết hợp một cách tự nhiên các sản phẩm hoặc dịch vụ trong nội dung. Nghĩ về điều này --- bạn đang viết các bài viết dạy nhân mối cách để giải quyết các vấn đề của họ, và cách mà sản phẩm/dịch vụ của bạn phù hợp trong giải pháp. Có cách nào tốt hơn để giúp độ kinh doanh của bạn giải thích cách mà giải pháp của bạn là giải pháp cho vấn đề của nhân mối?
Blog không chỉ là blogging, blog còn là 12 thứ kể trên, ngoài ra còn là gì nữa?
Đọc thêm các bài viết hữu ích về chủ đề Content Marketing:
Đọc thêm các bài viết hữu ích về chủ đề Content Marketing:
_________________
Nguồn bài&ảnh: Hubspot
Tôi muốn thuyết phục team của tôi về cách thực hiện blog và kết hợp với các công cụ khác có sẵn, và rõ ràng cách làm của tôi sẽ hiệu quả hơn cách team đang thực hiện, nhưng xem chừng vẫn chưa đủ lý lẽ để thành công. Làm sao đây? :(
Vừa gõ vừa ngồi xem an táng Cụ :( Ngày Chủ Nhật buồn!
18 tháng 4, 2013
Chìa khóa để Nội dung cộng hưởng trong lòng khán giả
02:21
âm thoa
,
blogger
,
content idea
,
content marketing
,
cộng hưởng
,
marketer
,
marketing nội dung
,
nội dung
,
resonance
,
seth godin
,
ý tưởng
Âm thoa |
Một chiếc thanh mẫu - âm thoa (Tuning fork) rung lên một độ cao nhất định (particular pitch) khi bạn gõ vào một bề mặt cứng. Nó tạo ra một tiếng trong trẻo (nghịch thử tại đây) mà các nhạc công có thể sử dụng để điều chỉnh nhạc cụ của họ (như violin và guitar).
Việc của bạn khi là một nhà tiếp thị nội dung (content marketer) là nghĩ về độc giả như một chiếc âm thoa. Bạn cần tạo ra nội dung tốt gây cộng hưởng (resonance) với độc giả - để khiến cho người đó đưa ra tiếng nói nhất định để họ biết, thích và tin bạn.
Nhưng việc tạo ra các nội dung gây cộng hưởng với các độc giả thường là phần bị chúng ta xem nhẹ. Nó là một trong những thứ touchy-feely mà không ai nói tới. Nhưng nó cực kỳ quan trọng - rất khó thực hiện.
Nội dung cộng hưởng với độc giả khiến họ gật đầu nói "Có!" Khi khách tiềm năng đồng ý với bạn, nó xây dựng lòng trung thành và niềm đam mê cho cho bạn và sản phẩm của bạn, tạo ra môi trường mua hoàn hảo khi bạn sẵn sàng đưa lời chào mời.
Hãy xem một vài mẹo về sự cộng hưởng và làm thế nào để hòa hợp với độc giả của bạn.
Seth Godin đã thu được lợi ích từ sự cộng hưởng bằng cách nào?
Seth Godin là bậc thầy của việc tạo ra cảm xúc "đồng điệu" với độc giả. Những bài đăng của ông khiến độc giả rung lên với sự hài hòa - họ ngân lên một bản hòa âm. Là độc giả, chúng ta tin rằng những gì Seth nói là chính xác và khiến chúng ta muốn đọc nhiều hơn và mua những sản phẩm của ông ta.Khi Seth viết một bài về việc đầu tiên chúng ta làm khi ngồi trước máy tính, độc giả nghiêng ngả - họ thực sự quan tâm đến quan điểm của ông về chủ đề quan trọng này.
Khi ông nói chúng ta nên bắt đầu thứ gì khác đầu tiên vào buổi sáng (thay vì kiểm tra thư chúng ta có thể đọc nhiều hơn về việc xảy ra hôm qua), chúng ta biết ông nói đúng. Chúng ta có thể cảm thấy nó từ trong tâm hồn.
Godin đăng bài hàng ngày, và rất nhiều bài viết của ông tạo ra sự hòa hợp với độc giả. Ông tạo một mối quan hệ dài lâu với khán giả bằng việc củng cố tất cả các phản ứng "yes" suốt năm. Khi Godin công bố ông vừa viết một cuốn sách mới, độc giả đã được mồi sẵn. Ông tạo ra một sự hòa hợp với họ bằng việc tạo ra những bài viết tuyệt vời một cách đều đặn.
Người hâm mộ của Seth mua sách của ông và chia sẻ các ý tưởng vì họ thích những gì ông nói. Họ muốn tiếp tục những trải nghiệm tích cực gắn bó với ông. Họ muốn gật đầu nhiều hơn, sâu sắc hơn và đồng thuận hơn. Vì thế họ mua sách - và quyết định mua đã rất dễ dàng.
Cách để tạo sự đồng điệu
Đừng quy kết rằng một bài viết phải về một chủ đề tích cực mới tạo ra sự hòa hợp.Bạn không cần nói về những chú kỳ lân hay cầu vồng vào mỗi nội dung bạn viết. Nhiều khi bạn có thể khiến người khác tán đồng với bạn bằng việc đưa ra những lời khuyên khó nghe (nhưng cực kỳ quan trọng). Hoặc thổi một bay một định kiến chung thành từng mảnh.
Thử:
- Cụ thể - Specific — Mõi bài viết cần đơn giản trực tiếp, không quan tâm độ dài. Bạn sẽ có thể tổng hợp thành một câu cô đọng nội dung về cái gì. Nếu bạn không thể tổng kết trong một câu, hãy sửa lại bài viết cho đến khi có thể.
- Hữu ích - Useful — Những nội dung hữu ích sẽ dễ ghi nhớ, và nó cộng hưởng với khán giả. Vài tháng trước, tôi thấy một bài viết trên FoodBeast về cách sử dụng cốc sốt cà chua hiệu quả hơn, (ờ hay phết :D - có thể thành ideas rất hay cho những chủ đề dạng "tưởng vậy mà không phải vậy" :-?) và nó khiến tôi gõ trán và nói. "Ờ! Tại sao mình không nghĩ ra chứ?" và tôi trở thành người hâm mộ của FoodBeast kể từ đó.
- Dày mặt - Brave —Đừng sợ nói ra những điều người khác không nói, nếu bạn nổi bật trước phần còn lại, bạn có thể nói về điều gì đó người khác sợ nói về. Hãy dũng cảm nhé bạn tôi. Hãy chấp nhận rủi ro để có được sự tán đồng từ khán giả.
- Xúc cảm - Emotional — Nội dung tốt khiến chúng ta phấn khích (worked up). Nó quấy đảo cảm xúc, dù đó là cảm giác lo lắng, kinh ngạc, vui, buồn hay giận dữ. Đừng sợ phải viết theo cá nhân và cảm xúc của chính bạn, bạn sẽ đến được với sự đồng điệu cùng độc giả.
Ví dụ về sự đồng điệu mọi nơi
Các chương trình TV, trình diễn truyền thanh, và các bộ phim tạo ra sự đồng điệu bằng việc đánh dấu tính cách và các câu chuyện cộng hưởng với khán giả.Cá nhân tôi rất yêu thích nền của chương trình TV Firefly, National Public Radio’s This American Life, và phim Good Will Hunting. Sau khi xem, tôi không chỉ cảm thấy khai sáng từ bên trong, tôi còn muốn giới thiệu với những người khác - và tôi thường xuyên làm thế. Tôi đồng ý với những thông điệp độc giả gợi lên trên thế giới và nó khiến tôi yêu những tác phẩm của họ.
Maria Popova, Chris Brogan, và Neil Patel là những tác giả, những bậc thầy của việc tạo sự cộng hưởng và hòa âm với khán giả. Hãy xem công trình của họ, và xem bao nhiêu lần chính bạn cũng phải gật đầu tán đồng với họ.
Tạo sự cộng hưởng với độc giả
Dù bạn có biết hay không, những blogger bạn yêu thích đang tạo ra sự hòa hợp với bạn bất cứ khi nào họ viết một bài viết tuyệt vời. Đó là lý do chính bạn yêu họ.Họ đang lắng nghe nhu cầu và ý thích của bạn, và họ rất linh hoạt.
Để thành công với content marketing, chúng ta cần nhớ chiếc âm thoa - và sử dụng hình ảnh đó để vươn ra cùng khán giả, để họ cộng hưởng với thông điệp của chúng ta.
Bạn có ví dụ nào về nội dung thực sự khiến bạn cộng hưởng? Hãy cho tôi nghe trong phần bình luận ..
Tác giả: Beth Hayden nhà văn cao cấp cho Copyblogger Media. Tìm hiểu thêm về Beth trên Twitter và Pinterest.
Link bài gốc: http://www.copyblogger.com/resonant-content-marketing/
Việt hóa bởi Minh Trang @VietInbound 2013
PS: Funny: Cộng hưởng là nguyên nhân của sập mái, sập cầu, là rủi ro chứ không phải đơn giản. Không tin à, hỏi thầy dạy Lý nhé.
Đằng nào cũng chót đọc đến dưới này, anh/chị/em/bạn có thể tranh thủ lượn quanh một số bài "làm hàng" trong blog này nếu chưa đọc::">
Link bài gốc: http://www.copyblogger.com/resonant-content-marketing/
Việt hóa bởi Minh Trang @VietInbound 2013
PS: Funny: Cộng hưởng là nguyên nhân của sập mái, sập cầu, là rủi ro chứ không phải đơn giản. Không tin à, hỏi thầy dạy Lý nhé.
Đằng nào cũng chót đọc đến dưới này, anh/chị/em/bạn có thể tranh thủ lượn quanh một số bài "làm hàng" trong blog này nếu chưa đọc::">
6 tháng 4, 2013
Ý tưởng marketing nội dung trên SlideShare đủ dùng cả năm
02:40
12 tháng
,
check list
,
content idea
,
content marketing
,
editorial content calendar
,
marketing nội dung
,
nội dung
,
presentation
,
slide
,
slideshare
,
ý tưởng
,
ý tưởng nội dung
Vấn đề là …
Marketing nội dung là một thử thách
Bản thân nội dung là trở ngại lớn nhất khiến các marketer không tận dụng được hết lợi thế của SlideShare – vấn đề đến từ Ý TƯỞNG!
Một khi bạn đã quyết định một quan điểm và cấu trúc cho một bài trình diễn, việc hoàn thiện bài trình diễn đó vô cùng dễ dàng. Phần khó nhất chính là ý tưởng ban đầu.
Để giúp bạn dễ dàng vượt qua trở ngại này, có 12 ý tưởng rất dễ tạo ra với SlideShare, đủ dùng cho cả năm – trong 12 tháng. Theo đó là những mẹo nhỏ để hiện thực hóa ý tưởng, tạo ra những bài trình bày ấn tượng.
Các marketer tò mò muốn khai thác tiềm năng content marketing trên SlideShare hay bất cứ MXH nào khác đều có thể tham khảo nội dung bài slide sau:
Y tuong noi dung Slideshare trong 12 thang bởi Trang Minh
Nếu bạn chưa thử làm nội dung trên SlideShare, hãy bắt tay vào việc luôn nhé. Bạn tính sẽ bắt đầu từ điều mấy trước nào?
Nếu bạn đã đầu tư cho SlideShare mà chưa thấy thành công, hãy thử điều chỉnh lại chiến lược một chút. Thử động não xem bạn còn chưa áp dụng ý tưởng nào.
Nếu bạn đã thấy hiệu quả từ SlideShare, rất vui được nghe chia sẻ từ kinh nghiệm của bạn. Và có khi cái slide này đối với bạn rất chi là ngớ ngẩn thừa thãi cũng nên. :D
Tóm lại là: Comment một vài lời nhé :((
Nếu bạn chưa thử làm nội dung trên SlideShare, hãy bắt tay vào việc luôn nhé. Bạn tính sẽ bắt đầu từ điều mấy trước nào?
Nếu bạn đã đầu tư cho SlideShare mà chưa thấy thành công, hãy thử điều chỉnh lại chiến lược một chút. Thử động não xem bạn còn chưa áp dụng ý tưởng nào.
Nếu bạn đã thấy hiệu quả từ SlideShare, rất vui được nghe chia sẻ từ kinh nghiệm của bạn. Và có khi cái slide này đối với bạn rất chi là ngớ ngẩn thừa thãi cũng nên. :D
Tóm lại là: Comment một vài lời nhé :((
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)