Hiển thị các bài đăng có nhãn thiết kế. Hiển thị tất cả bài đăng
20 tháng 11, 2013
8 xu hướng thiết kế website marketer cần biết
00:56
design trends
,
responsive design
,
thiết kế
,
thiết kế website
,
Trải nghiệm
,
trải nghiệm người dùng
,
user experience
,
web design
,
xu hướng thiết kế
Có vẻ như mỗi khi chúng ta thuần thục về một kỹ thuật thiết kế nào đó thì lại thấy có món mới hấp dẫn hơn ở trên các website. Luông luôn có những xu hướng thiết kế chúng ta nghe đến thường xuyên và cần học tập.
Dưới đây là một số xu hướng mà các nhà tiếp thị như chúng ta cần biết khi tạp một trang web mới hoặc khi thiết kế lại website.
28
inShare
inShare
Xu hướng 1: Thiết kế co dãn (Responsive Design)
Một website co dãn nghĩa là bố cục của trang mạng sẽ tự điều chỉnh với kích cỡ màn hình mà bạn đang xem. Sự linh hoạt này mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn trên trang web ở bất cứ nơi đâu: điện thoại thông minh, máy tính bảng, hay máy tính để bàn.Chẹp, nghe về cái này quá quen rồi phải không? Ví dụ đầy ra.
Outdure's website |
Tại sao nó tuyệt?
Vì Google ưa chuộng thiết kế co dãn, và vì thiết kế co dãn giúp cho cả đì-zai-nơ và ma-két-tơ xây dựng và duy trì một website dễ dàng hơn.
Bạn không phải lo lắng về những thiết bị di động mới và máy tính bảng mới xuất hiện với các kích cỡ màn hình khác nhau vì thiết kế của bạn sẽ tự động điều chỉnh. Bạn cũng không cần lo bị loạn giữa website chính thức với phiên bản mobile (m.site) của nó. Thiết kế co dãn giúp cuộc sống dễ dàng hơn, và trải nghiệm người dùng bền vững hơn.
Xu hướng #2: Hỗ trợ màn hình Retina (Retina Support)
Năm 2010, Apple thông báo iPhone 4 có màn hình retina (võng mạc :-/). Nhiều người trong số chúng ta không hiểu gã khổng lồ công nghệ đó nói gì, nhưng những người thiết kế lại rất hào hứng.Màn hình võng mạc giúp hình ảnh trên màn hình trở nên rõ ràng hơn trước kia. Trên màn hình retina, bạn sẽ có thể thấy gấp đôi số điểm ảnh hiển thị so với trên màn hình thông thường. Thế nghĩa là những người thiết kế có thể có gấp đôi số điểm ảnh so với trước kia, cho phép họ tạo ra những bức tranh chi tiết hơn.
Tiếc là tôi có mỗi "sì tu pít phôn", tôi không có thiết bị retina nào để thấy sự khác biệt lớn giữa ảnh retina với ảnh không phải retina.
Tại sao nó tuyệt?
Vì có gấp đôi số điểm ảnh so với bình thường, các designer có thể đưa thêm nhiều chi tiết vào các bản thiết kế của họ hơn. Hiển thị võng mạc cho phép các chi tiết của bản thiết kế được gom lại nhiều hơn trước kia, điều đó mở ra cánh cửa cho các ý tưởng thiết kế mới.Xu hướng #3: Nền là hình ảnh lớn
Ngày càng nhiều công ty đang đặt ảnh lớn làm hình nền website để cho khách ghé thăm ấn tượng về công ty.Ví dụ, Sweet Basil, ở Vail, Colorado, sử dụng các hình ảnh khác nhau về nhà hàng của họ.
Tại sao nó tuyệt?
Dùng ảnh lớn làm hình nền mang lại lợi ích lớn trong tiếp thị. Khách truy cập sẽ ngay lập tức hiểu hơn về công ty -- có thể là về văn hóa, hay về bất cứ dụng ý nào của website.Trong hình trên, bạn có thể ngay lập tức hiểu về không khí và văn hóa của nhà hàng và có thêm ý tưởng để quyết định bạn có muốn đến đó hay không. Bạn chỉ có vài giây để chứng minh cho khách ghé thăm rằng họ nên ở lại trang của bạn.
Xu hướng #4: Cuộn trang đến vô tận (Infinite Scrolling)
Cuộn trang vô tận nghĩa là khi bạn cuộn xuống dưới trang, website vẫn tiếp tục tải, như trong Google image, hay là Pinterest/ các clone của Pinterest, hoặc một số template wordpress.Cutest Paw |
Tại sao nó tuyệt?
Lý do đơn giản nhất là cuộn trang vô tận tạo ra một trải nghiệm người dùng tốt hơn. Đầu tiên nó cho phép người dùng ở trên trang thay vì việc nhảy qua nhảy lại các trang khác nhau trên cùng một website. Nữa, sẽ nhanh hơn khi tải một trang website so với việc tải nhiều trang khác nhau.Nếu bạn có nhiều hình ảnh trên trang, hãy cân nhắc dùng cuộn trang vô tận để cho chúng hiện hết khi khách truy cập cuộn trang xuống dưới xuyên suốt nội dung của bạn.
Xu hướng #5: Cuộn trang thị sai (?) (Parallax Scrolling)
Parallax scrolling là một kỹ thuật đồ họa máy tính trong đó nền sau sẽ chuyển động chậm rãi trong nền trước, tạo một ảo giác như 3D.
Nhiều website đã bắt đầu áp dụng kỹ thuật này, nhưng nếu lạm dụng, nó sẽ trông rất phô trương. Nhưng nếu bạn nghĩ đến việc tạo cho website tương tác tốt hơn với khán giả, kỹ thuật này sẽ giúp bạn thành công.
Website bộ phim Life of Pi (nhìn cũng chóng mặt phết) |
Tại sao nó tuyệt?
Parallax scrolling thổi một sức sống vào website. Ảnh vẫn dưới dạng 2D, nhưng nó tạo ra trải nghiệm như 3D. Nó giúp các marketer sử dụng website để kể câu chuyện về nó khi tiếp thị ra công chúng. Khi bạn cuộn xuống, bạn sẽ tìm thấy thêm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ khi ảnh và chữ xuất hiện ở những nơi khác nhau.Kỹ thuật này có thể sẽ rất mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp của bạn có sức sống hơn đối với khán giả.
Xu hướng #6: Scalable Vector Graphics
Scalable vector graphics (SVGs) là một định dạng ảnh vector dựa trên XML cho phép các designer lên trình cho ảnh của họ với sự tương tác và hoạt họa. Video dưới đây sẽ chỉ ra những gì các file SVG có thể làm để đưa đồ họa và hoạt hình của bạn lên tầm mới.Tại sao nó tuyệt?
Vì scalable vector graphics dùng hình vector, bạn có thể thay kích cỡ chúng mà không khiến hình bị biến dạng. Chúng cũng sẽ làm tốt hơn nếu tạo ra các animation như chúng ta thấy bên trên.HubSpot Graphic Designer Ivan Sunguroff nói, "Scalable vector graphics đang thay thế dần các hình bitmap, khi những người thiết kế hiện đại tiếp tục tối ưu hóa tốc độ và sự linh hoạt của website. SVGs sẽ nhanh chóng trở thành yếu tố chính của bất cứ thiết kế co dãn thật sự. Một người thiết kế chỉ cần phải xuất 1 lần trong 1 định dạng, và hình ảnh đó sẽ hiển thị đẹp và mượt trên bất cứ thứ gì từ đồng hồ thông minh cho tới một màn hình võng mạc."
(Felling stupid >"<)
Xu hướng #7: Typography
Nhiều người thiết kế hiện nay sử dụng rộng rãi hơn các kiểu chữ để giúp khách truy cập trên trang. Web typography gồm các header của trang để giúp tổ chức website mà vẫn gọn gàng đẹp đẽ. Những người thiết kế vẫn luôn dùng typography trên thiết kế của họ, nhưng sự khác biệt ngày nay là sự lựa chọn font chữ đã tăng chóng mặt. (ý là có nhiều font chữ để lựa chọn hơn)Một ví dụ điển hình của việc sử dụng typography thành công là website của The New Yorker,giúp website được bố cục gọn gàng, bắt mắt và dễ dàng nhận diện rộng khắp.
Tại sao nó tuyệt
Vì typography gồm family, style, và size của một font, nó có thể giúp toàn bộ một thương hiệu (nhãn hàng) dễ dàng nhận ra từ cái nhìn đầu tiên. Nó cũng giúp website tạo cảm giác quy củ và gọn gàng.Typography cho phép tạo ra một xu hướng thiết kế đơn giản nhưng vẫn dẫn người đọc đi hết website. Trong trường học của The New Yorker, website không bị đứt gãy - nó sạch sẽ, gọn gàng và có đủ thông tin để chúng ta hiểu về nội dung của nó.
Khi chúng ta đọc qua những trang đầu, nhờ kiểu chữ lớn nổi bất, chúng ta có thể nhận ra nơi nào chúng ta cần đi, là News Desk, Culture Desk hay nội dung chào mừng nào đó...
Xu hướng #8: Overlay Dropdowns
Overlay dropdowns là kiểu thực đơn xổ xuống nằm trực tiếp trên nội dung của website. Nó có nghĩa là khi bạn bấm vào một lựa chọn trên trang điều hướng website, sẽ có những lựa chọn khác bật ra dưới thực đơn mà không đưa bạn đến trang web khác.iOffice dùng kỹ thuật này cho website của họ.
Tại sao nó tuyệt?
Kỹ thuật này thật sự có giá trị cho các công ty muốn thêm các liên kết trên trang chủ mà không khiến trang bị đặc chữ. Khi bạn chọn bất cứ thứ gì trên overlay dropdown, bạn vẫn có thể xem phần còn lại của trang và thấy các nội dung khác.Các công ty đang thiết kế trang web cho bố cụ co dãn rất thích loại dropdown này vì nó giúp tối đa hóa khoảng đất có được trên các thiết bị di động và máy tính bảng.
Còn xu hướng nào khác nữa?
______________________________________
Nguồn: Hubspot my infinitive inspiration :x
Rất vui, đã có bài mới lên site, thoát khỏi cơn lười biếng và giải ngố được một số khái niệm về kỹ thuật. ^^
Một câu hỏi ngố: Tại sao HTML5 không được liệt kê vào đây nhỉ? :-/
28 tháng 10, 2012
25+ cách thử nghiệm cho chiến dịch email marketing của bạn
12:34
chiến dịch
,
cta
,
email marketing
,
nội dung
,
test
,
testing
,
thiết kế
,
thư điện tử
,
thử nghiệm
,
tiêu đề
Email marketing là một trong những hình thức marketing phổ biến hiện nay. Là một marketer, chắc hẳn bạn đã đọc và tìm kiếm các bài viết về cách thực hiện email marketing sao cho hiệu quả nhất: từ việc trình bày, soạn thảo email, cho đến việc đặt lịch và gửi rồi thống kê, điều chỉnh cách thức cho những lần sau.
Dù bạn có áp dụng bất cứ lý thuyết hay kinh nghiệm của những người đi trước như thế nào cũng không đảm bảo bạn có thể có một bức email hoàn hảo ngay từ đầu vì tính chất sản phẩm dịch vụ, tính chất của chiến dịch email marketing, và khách hàng của chiến dịch đa dạng phong phú. Có quá nhiều biến đổi và nếu ai đó nghĩ rằng có 1 bức email hoàn hảo cho tất cả marketer, thật là ngây thơ quá.!
Và để có thể rút ra được bức email hoàn hảo nhất cho công ty bạn, không còn cách nào khác ngoài việc thử nghiệm. Bạn có thể lựa chọn một vài hình thức thử nghiệm nhất định, lựa chọn một phần (1-2% hoặc 1 con số cụ thể nào đó trong số danh sách email của bạn để thực hiện gửi mẫu và so sánh) để xác định hình thức nào hiệu quả và hình thức nào không hiệu quả.
Trong bài viết này, VietInbound sẽ đưa ra một vài hình thức thử nghiệm bạn có thể áp dụng trong những lần tiếp để đánh giá kết quả.
Thử nghiệm về trình bày và thiết kế email
1) Văn bản thuần hay HTML: Thông thường, các marketer được khuyên nên gửi một phiên bản văn bản thuần cho bức email HTML của bạn trong trường hợp có vấn đề về dịch trang. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu bạn chỉ gửi một bức email văn bản thuần?2) Chọn ảnh: Các chuyên gia email marketing thường khuyến khích đính kèm ảnh trong email, nhưng những ảnh như thế nào? một bức ảnh sản phẩm, hay một bức ảnh nghệ thuật nào đó, hay là một bức ảnh hài hước theo trào lưu chung trên mạng như ảnh troll hay ảnh Gangnam style? Hãy thử nghiệm những loại ảnh khác nhau trong những bức email chuyển đổi khác nhau để xem đâu sẽ là lựa chọn hấp dẫn khách hàng của bạn.
3) Đặt ảnh: Cũng lại với những bức ảnh: bạn nên đặt ở đâu: căn trái, căn phải hay căn giữa? Hay là thôi không đặt ảnh trong mail nữa?
4) Ảnh rõ mặt người gửi: Một số người gửi - đặc biệt các marketer B2B - thường chọn gắn một bức ảnh rõ mặt trong chữ ký email. Đó có phải là một ý tưởng tốt? Điều đó đôi khi giúp bức email thân thiện gần gũi hơn, đôi khi lại khiến người nhận bị xao nhãng. Để biết được cụ thể tác động như thế nào, hãy cứ thử xem sao?
5) Có tái bút hay không: Nếu người nhận bị cuốn hút bởi bức ảnh của người gửi, có thể họ cũng sẽ bị hấp dẫn bởi phần tái bút. Bạn có thể thêm một CTA thứ 2 vào cuối email và thử xem người dùng có bị xao nhãng khỏi CTA trước đó không?
6) Thiết kế mẫu email: Bạn có thể sử dụng những mẫu thiết kế email có sẵn hoặc tự tạo ra những thiết kế mẫu của riêng bạn, nhưng hãy kiểm tra tính hiệu quả của những mẫu đó trước khi áp dụng đại trà. Hãy thử thay đổi một vài biến số: một số chi tiết hay yếu tố nhỏ trên email như font chữ, màu sắc chữ, các loại scripts, hình ảnh, v.v. và giới hạn để quy về một mẫu cơ bản mang hiệu quả cao nhất.
Thử nghiệm về thời gian và tần suất gửi email
7) Ngày trong tuần: Bạn nên gửi mail vào ngày nào trong tuần cũng là một câu hỏi khá đau đầu. Cũng đã có những nghiên cứu được công bố và kết luận về thời gian gửi email trong tuần cho từng lĩnh vực cụ thể và có thể bạn sẽ rất hào hứng áp dụng điều tốt nhất bạn rút được từ những nghiên cứu đó. Nhưng đừng vội mừng như thế. Đừng rập khuôn quá sớm. Hãy thử nghiệm với từng nhóm khác nhau trong danh sách của bạn, hãy tìm hiểu ngày nào sẽ mang lại thỉ lệ mở và click nhiều nhất trong những email đã gửi đi.8) Thời gian trong ngày: Cũng giống như trên: hãy thử nghiệm để rút ra ngày nào ... và giờ nào mang lại cho bạn thỉ lệ mở email và click cao nhất. Khi bạn đã kết hợp được 2 yếu tố trên, bạn có một ma trận thời gian tốt nhất và không tốt lắm để gửi email.
Thử nghiệm nội dung email động
9) Có hay không có tên người nhận trong dòng tiêu đề: Thông qua những nội dung động (nội dung tùy biến) trong đó có dòng tiêu đề, email của bạn có thể trở nên riêng tư hơn. Hãy thử xem liệu khi bạn đặt tên riêng của người nhận trong dòng tiêu đề và khi bạn không đưa tên họ vào dòng tiêu đề, trường hợp nào sẽ khiến khách hàng của bạn thích mở email hơn.10) Có hay không có tên người nhận trong email: Tương tự, bạn có thể thử nghiệm với phần nội dung email. Có người sẽ coi như một kiểu nhàm chán, có người sẽ hứng thú, có người sẽ không thích và không ghét. Hãy xem độc giả của bạn nằm ở đâu trong số trên.
11) Có hay không có tên công ty trong dòng tiêu đề: Đặc biệt đối với các marketer B2B, bạn có thể có một hình thức khác để thử nghiệm với dòng tiêu đề. Có thể người đọc sẽ thích thú hơn nếu như họ nhìn thấy tên công ty họ trên dòng tiêu đề. Bạn có thể biết điều đó bằng một thử nghiệm nho nhỏ.
12) Thông tin truyền thông xã hội: Nếu bạn đã thu thập được các thông tin truyền thông xã hội của khách hàng tiềm năng, bạn có thể sử dụng thông tin này để gửi những bức email dành riêng cho khách hàng tiềm năng đó, ví dụ số bạn bè trên Facebook theo dõi fanpage của công ty bạn. Đó sẽ là một yếu tố khá thú vị, nhưng chưa chắc sẽ là tốt nhất. Hãy phân đoạn một nhóm nhỏ trong danh sách để thử nghiệm và rút ra kết luận cho bản thân.
Thử nghiệm các kêu gọi hành động (CTA) trong email
13) CTA dạng ảnh hay CTA dạng chữ: CTA trong email của bạn là một trong những phần quan trọng nhất trong email để bạn thử nghiệm, bởi đó là thứ tạo ra khách hàng tiềm năng và sự tái chuyển đổi. Hãy bắt đầu bằng việc bạn sẽ thu được tỉ lệ chuyển đổi cao hơn từ CTA dạng ảnh hay CTA dạng chữ.14) Kiểu nút và màu sắc CTA: Nếu CTA dạng ảnh là tốt hơn cho bạn, hãy bắt tay vào thử nghiệm với mẫu và màu sắc khác nhau. Đối với website bạn đã thực hiện thử nghiệm như thế thì đối với email, việc đó cũng tương tự thôi.
15) Đặt liên kết trong văn bản: Nếu CTA dạng văn bản mới là lựa chọn tối ưu, hoặc sự kết hợp giữa hình và chữ, hãy thử nghiệm xem cách đặt liên kết trong email. Để xem bạn nên đặt mỏ neo ở đâu trong email: ở đầu email, cuối email hay ở đoạn giữa - tùy thuộc vào thói quen đọc email của người nhận.
16) CTA dạng chữ trong nội dung email hay trong tái bút: Nếu bạn thấy rằng việc sử dụng tái bút là hiệu quả, bạn hãy thử xem CTA sẽ thu được tỉ lệ chuyển đổi tốt hơn nếu bạn đặt trong nội dung email hay trong tái bút. Và nếu phần tái bút là đất tốt để đặt CTA thứ hai, hãy thử xem nó có tác động xấu hay tốt đến CTA chủ đạo của bạn.
17) Minh chứng xã hội hoặc không có minh chứng xã hội: Minh chứng xã hội (Social proof) là một quan điểm trong đó hành vi của người tiêu dùng sẽ có thể chịu tác động bởi hành vi của những người xung quanh: có thể là người thân, người nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng - họ cho rằng những việc người đó đang làm là đúng. Và nếu bạn bổ sung những yếu tố về minh chứng xã hội trong email, có thể tỉ lệ chuyển đổi sẽ cải thiện, hoặc không. Không thử sao biết.
18) Kiểu chào mời: Đó là loại sản phẩm, dịch vụ, nội dung, thông tin, v.v. bạn muốn mang lại cho người đọc qua email, có tác động lên tỉ lệ chuyển đổi. Bạn có thể rút ra được kết luận qua những phân khúc nhất định dựa trên tiểu sử cá nhân, vòng đời hoặc các yếu tốt khác. Họ thích gì hơn: ebook hay webinar? Hãy thử những lời đề nghị khác nhau để xem đâu là giải pháp tốt cho những phân khúc đó của bạn.
Thử nghiệm người gửi email
19) Người gửi là tên công ty hay tên cá nhân: Tên xuất hiện ở mục "From" trong email có thể sẽ gây tác động lớn đến việc email của bạn có được mở hay không. Hãy thử nghiệm xem: để tên công ty, tên ai đó trong công ty, hay cả hai: cách nào sẽ tốt nhất. Thông thường, đặt tên theo cú pháp "Họ tên người nhận, Tên công ty" sẽ thu được tỉ lệ mở cao hơn.20) Người gửi là thông tin liên lạc của nhân viên bán hàng: Nhiều marketer đặt tên họ, tên CEO hay tên của một nhân vật chủ chốt nào đó trong công ty làm tên người gửi. Nhưng bạn đã thử đặt tên người gửi là chính người trực tiếp bán hàng? Đôi khi nếu khách hàng đã thực hiện giao dịch với công ty, họ sẽ thích liên hệ trực tiếp với người bán hàng hơn là bộ phận marketing.
21) Địa chỉ email định danh hay bí danh : Bạn hãy cân nhắc xem khách hàng của bạn thích nhận email từ một địa chỉ email mang tính bí danh ví dụ như cskh@congty.com, info@congty.com hay địa chỉ email mang tính định danh cho từng cá nhân như hoatp@congty.com. Có thể đó cũng là một yếu tố cần được kiểm chứng để làm rõ.
Thử nghiệm nội dung email
22) Giọng điệu suồng sã hay trang trọng: Nội dung email có thể cần thể hiện những sắc thái tình cảm khác nhau, điều đó tùy thuộc vào sự hiểu biết về khách hàng của bạn và một trong những cách để hiểu rõ là thông qua các bản buyer persona, cũng như qua những lần chấp nhận thử và sai. Hãy thử với nhiều giọng điệu khác nhau để xem đâu sẽ là cách mà khán giả của bạn dễ chấp nhận hơn.23) Kèm chữ "miễn phí" trong email: Chữ "miễn phí" hay "free" trong email cũng có một tác động nào đó đến khả năng truyền thông điệp và CTR. Thông tin đó có thể sẽ là điểm xuất phát khá tốt cho các marketer, nhưng bạn cũng nên tự tay thử nghiệm để xem những từ đó sẽ có lợi hay hại đến danh sách email của bạn.
24) Nội dung email dài hay ngắn: Bạn có thể cho một chút "phấn sáp" vào trong email, hoặc giữ cho email đó ngắn gọn đơn giản. Đừng vội cho rằng cách nào là tốt hay cách nào là xấu. Bạn chỉ có thể kết luận điều đó sau khi đã tiến hành thử nghiệm. Hãy thử xem việc bạn đưa cả một trang web dài vào mail, hay việc chỉ trích dẫn và "đọc thêm", việc nào sẽ khiến cho khách hàng của bạn dễ chịu?
25) Đa dạng dòng tiêu đề: Viết những dòng tiêu đề thần kỳ là một sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học. Hãy cân nhắc điều này. Cùng một mục đích, cùng một ý nghĩa, bạn có thể trình bày những dòng tiêu đề khác nhau mang lại hiệu quả khác nhau. "Làm thế nào trở thành một blogger chuyên nghiệp?" hay "Làm thế nào để có một blog chuyên nghiệp?" Khác nhau và tùy thuộc phải không? Đó là lý do vì sao bạn cần phải kiểm nghiệm những thành phần khác nhau trong dòng tiêu đề để xác định lựa chọn nào sẽ thu hút sự chú ý của người dùng.
25+) Tiếng Việt có dấu hay không dấu: Đối với cả dòng tiêu đề và đối với nội dung email. Việc sử dụng một bộ font mã Unicode là an toàn, và hiện nay hầu như các email marketing đều đã khắc phục được rắc rối email tiếng Việt không đọc được. Nhưng bạn nên để tiêu đề có dấu hay không dấu, email nên chỉ để bản có dấu hay để kèm cả bản không dấu, và nếu để cả 2 thì nên để phần nào lên trước. Hãy thử nghiệm để xác định chắc chắn hơn nhé.
Việc thử nghiệm có thể khá mất thời gian, và có những rủi ro nhất định, nhưng nếu bạn thực hiện tỉ mỉ và chi tiết bao nhiêu, hiệu quả bạn thu lại sẽ càng lớn bấy nhiêu.
Hãy lên kế hoạch thử nghiệm với một vài ý tưởng nêu trên, và nếu bạn đã thực hiện và có kết quả, hãy chia sẻ cùng VietInbound và các email marketer khác nữa nhé. :)
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)