Hiển thị các bài đăng có nhãn trang công ty. Hiển thị tất cả bài đăng

25 tháng 3, 2014

Trang Trưng bày trên LinkedIn - Showcase Pages

Hôm qua, tôi đang ngồi gỡ mốc cho trang LinkedIn của công ty tôi thì được cái dòng thông báo xanh lè thế này:


Cảm xúc đầu tiên là buồn, và cảm xúc tiếp theo là ngán ngẩm cái công hồi trước ngồi cặm cụi up đầy 25 sản phẩm lên đây mà chưa mang lại được mống sales nào. =.=

Bấm vào đoạn "Visit our Help Center", đọc tin buồn và cũng bắt gặp tin vui: các quản trị viên trang công ty trên LinkedIn có một lựa chọn khác thay thế cho tab Sản phẩm&Dịch vụ - chính là Showcase Pages (tạm dịch là Phòng Trưng bày, hay Triển lãm cũng được) 

Uầy, mình đã nghe về nó bao giờ chưa nhỉ? LinkedIn tung ra Showcase Pages từ hồi tháng 11 năm trước. Vậy mà giờ mình mới để ý. :( 

Showcase Pages là gì? để làm gì? 


Showcase Pages là các trang web được dành riêng cho các công ty để đánh dấu các khía cạnh khác nhau về doanh nghiệp của họ và tạo dựng các mối quan hệ với cộng đồng của họ. "Căn phòng triển lãm" này có thể dành cho một thương hiệu, đơn vị kinh doanh, hoặc một sáng kiến, để mang lại cho những người theo dõi những tin tức mới nhất mà họ quan tâm. 

Người dùng LinkedIn có thể dễ dàng tương tác với các Trang Trưng bày này bằng cách bấm "Follow", giống như việc Follow một trang công ty bình thường. Các nội dung mới trên các trang Trưng bày sẽ xuất hiện trên bảng tin của họ một cách nhanh chóng. 

Tại sao cần tạo Showcase Pages?

1. Để tăng tương tác với độc giả qua một không gian dành riêng

Giống như Magento có các store riêng dành cho các sản phẩm chủ lực, Showcase Pages như cánh tay mở rộng cho trang công ty trên LinkedIn, được thiết kế để trưng bày thương hiệu, đơn vị kinh doanh hoặc một sáng kiến cụ thể. Có một trang dành riêng sẽ giúp chia sẻ những thông điệp cụ thể về các khía cạnh cụ thể tới một phân khúc độc giả mục tiêu cụ thể, từ đó tăng đáng kể hiệu quả tương tác với khách hàng tiềm năng.

2. Chia sẻ nội dung cụ thể với độc giả mục tiêu

Giống như Trang Công ty, một trang Trưng bày cũng có những tính năng như Tin tức công ty và các Cập nhật được tài trợ về các khía cạnh riêng dành cho những thành viên quan tâm theo dõi. 

3. Tạo những mối quan hệ có ý nghĩa

Trang Trưng bày nhằm nhắm tới xây dựng các mối quan hệ với các thành viên bằng những Cập nhật được tài trợ, Thư được tài trợ, hoặc hiển thị các sản phẩm quảng cáo.


Vậy, nếu công ty bạn có những sản phẩm/thương hiệu hay lĩnh vực kinh doanh chủ đạo là thế mạnh (và bạn đã có một trang công ty trên LinkedIn), hãy nhanh chóng tạo một căn phòng triển lãm cho những sản phẩm/thương hiệu hay lĩnh vực đó ngay.
Tôi không đùa đâu khi giục giã các bạn như vậy. Ví dụ công ty bạn là công ty A, và bạn có sản phẩm với thương hiệu X.
Trang công ty của bạn có URL: linkedin.com/company/A
và trang trưng bày của bạn có URL: linkedin.com/company/X

Sẽ ra sao nếu có đối thủ nào nhanh chóng chiếm được thương hiệu X của bạn, bạn sẽ mất một cơ hội được khách hàng tìm thấy qua URL thân thiện của trang trưng bày trên LinkedIn. (Tôi chưa thấy, nhưng mà tôi đoán :D) 

Tạo Showcase Pages như thế nào?

Chỉ cần bạn có quyền quản trị trang công ty (Company Page administrator), bạn có thể dễ dàng tạo và quản lý các trang trưng bày trên đó. 

1. Xác định các lĩnh vực kinh doanh chủ lực cần để tạo trang trưng bày

Ví dụ ở công ty tôi, một lĩnh vực quan trọng mới được tập trung đầu tư là SimiCommerce, và tôi quyết định tạo trang trưng bày dành riêng cho SimiCommerce.  (Tiền trảm hậu tấu, em có làm gì sai mong sếp tha lỗi cho em :-ss) 

2. Vào trang công ty bạn trên LinkedIn, vào nút Edit

kéo xuống cuối cùng chọn Create a Showcase Page

Và bắt đầu tạo trang trưng bày: 


3. Bổ sung các thông tin cần thiết về thương hiệu/sản phẩm/lĩnh vực

Bắt đầu là tên, thêm quản trị viên:
Sau đó là các thông tin khác như mô tả, ảnh bìa, website, ngành nghề, và lựa chọn có hiển thị trang đó trên trang công ty hay không (quái sao gõ đến đoạn này thấy run tay mà người thì nóng bừng, cảm giác như sắp có thảm họa rơi trúng đầu)



Khi đã hoàn thành, bấm Publish để hoàn thành.

4. Bắt đầu đăng cập nhật và duy trì tương tác với cộng đồng



5. Kiểm soát hoạt động của trang qua Analytics và Page Insights

Ngay lập tức sau khi  tạo trang trưng bày, bạn có thể theo dõi hiệu quả hoạt động của trang qua chức năng Analytics và Page Insights

Trang Analytics cung cấp các thông tin về tương tác của cộng đồng với các nội dung đăng trên trang, như Reach/ Impressions/ Clicks/ Followers v.v. trong khoản thời gian cho đến 6 tháng.
Trang Page Insights cung cấp số liệu về tương tác của cộng đồng với chính trang đó, như lượt xem trang (Page Views), lượt click trên trang trong vòng 7 ngày.

 Một vài trang trưng bày tiêu biểu

Cái trang tôi vừa lập trên kia chưa có gì đáng để xem cả. Nếu bạn thắc mắc chưa biết đăng gì trên trang trưng bày của bạn thì có thể tham khảo tấm gương của:

Hoặc tham khảo ngay các "phòng triển lãm" về các giải pháp kinh doanh của LinkedIn 

_____________________
Thế bạn đã sẵn sàng tạo một trang showcase cho thương hiệu của bạn chưa? Nếu vẫn thấy cụm từ này xa lạ, có lẽ bạn cần đọc lại bài viết về 3 bước để khởi đầu một Trang công ty trên LinkedIn  và Cẩm nang LinkedIn cho các CMO . Hình như ở trong đó tôi cũng có nhắc qua về các ích lợi cụ thể của LinkedIn đối với hoạt động marketing rồi đó.
Dù bài viết này có hữu ích hay không đối với bạn thì cũng đừng quên bấm follow trang LinkedIn của MagestoreSimiCommerce nhé, hiu, dùng điện và mạng của công ty để viết bài thì cũng phải tranh thủ lobby một chút.  (Trang LinkedIn của VietInbound chẳng có vẹo gì nên không dám khoe ở đây :">) 
___________________
Cuối cùng, chúc cho bạn - người chót đọc đến chữ này sớm gặt hái được thành công nhờ marketing trên LinkedIn. ^^ 





25 tháng 10, 2013

Marketing trên LinkedIn: 3 bước khởi đầu trang công ty

Bài viết này đơn thuần là tổng hợp lại và Việt hóa từ website LinkedIn http://marketing.linkedin.com/company-pages/ với mục đích phụ đạo từ kiến thức căn bản. >"<

Về LinkedIn thì không cần phải giới thiệu nhé. Tiểu sử trích ngang trích dọc, ông nào là founder, ông nào là CEO: chưa quan tâm. Đối tượng sử dụng LinkedIn và tiềm năng tiếp thị trên LinkedIn cũng tạm thời chưa phân tích. (Tại thời gian gõ có hạn, ngại cái cảnh mò mầm đến 4 giờ sáng nuôi mụn lắm roài ^^)

Vào cái đường dẫn trên, xem Headline to tướng:
LinkedIn Company Pages - Open your business to the world's largest professional network.

Trang Công ty LinkedIn 

Mở cánh cửa kinh doanh ra mạng lưới chuyên gia lớn nhất thế giới.

Mặt tiền phần giới thiệu Trang Công ty của LinkedIn tại địa chỉ http://marketing.linkedin.com/company-pages/

Bước 1. Tạo trang cho công ty của bạn

 

 1. Tạo một hồ sơ cho công ty

Kể câu chuyện của công ty bạn và cho khách hàng, khách hàng tiềm năng và người tìm việc một nơi hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh, nhân viên và thương hiệu của bạn.

2. Thêm vào thẻ Sản phẩm & Dịch vụ

Chộp mắt xanh của khách hàng tiềm năng bằng cách giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc bất cứ thứ gì có thể phù hợp với khán giả mục tiêu của bạn.

[Cập nhật ngày 24/3/2014:
Thông báo tin buồn: Kể từ ngày 14/4/2014, LinkedIn sẽ dừng hỗ trợ trang sản phẩm dịch vụ, nói cách khác thì trang này sẽ bị gỡ khỏi trang công ty trên LinkedIn. :(
Tuy nhiên có một tin vui gỡ lại là các quản trị có thể thay thế trang Sản phẩm&Dịch vụ bằng trang Trưng bày (Showcase Pages - hình như trang ngày được tung ra hồi tháng 11/2013 mà mình không biết @@). Để biết thêm về trang showcase này, bạn đọc có thể theo dõi trang FAQs về showcase pages tại đây https://help.linkedin.com/app/answers/detail/a_id/44865/ft/eng]

3. Hướng sự chú ý vào những lời Giới thiệu

Mời khách hàng giới thiệu về sản phẩm dịch vụ của bạn. Những lời giới thiệu đóng vai trò như một sự chứng thực, giúp các khách hàng tiềm năng dễ dàng cảm thấy tự tin về việc hợp tác với công ty bạn.

Đưa trang của công ty bạn lên một tầm cao mới:

Tạo một trang tuyển dụng

Xây một ngôi nhà trên LinkedIn để trưng bày thương hiệu nhà tuyển dụng cho những chuyên gia tài năng với một Trang Tuyển dụng LinkedIn.

Xem video hướng dẫn  (tiếng Anh) tại đây


"3 trong 4 thành viên sử dụng LinkedIn để theo dõi các tin tức kinh doanh và để nghiên cứu về các công ty."
Theo nghiên cứu  LinkedIn US Audience 360, dựa trên 3922 người dùng LinkedIn trên 18 tuổi tại Mỹ.

Phát triển cộng đồng người theo dõi 

----> Là việc tôi đang cảm thấy nhức nhối!!!! >"<
Người theo dõi là những người ủng hộ cho thương hiệu của bạn. Họ là những người nắm vai trò chủ chốt trong việc dẫn dắt truyền miệng, những lời giới thiệu và tham khảo.

1. Khai thác chính nhân viên trong công ty

Chính lực lượng lao động trong công ty bạn là nơi tốt nhất để bắt đầu tăng lượng người theo dõi - sau đó, họ là những người ủng hộ lớn nhất. Khuyên khích họ tạo và hoàn thiện hồ sơ LinkedIn - một khi họ đã đưa cả tên công ty bạn, họ sẽ tự động trở thành người theo dõi của Trang Công ty của bạn. Khuyến khích họ phát tán tiếng nói đến những mạng lưới của họ, khách hàng và các đối tác kinh doanh. (ca này hơi khó! :-s)

2. Đầu tư thời gian thu lượm những người theo dõi "chuẩn"

Sử dụng Quảng cáo Theo dõi (Follow Ads) nhắm đích để nhanh chóng thu hút đúng khán giả mà bạn đang cố gắng tiếp cận. Quảng cáo Theo dõi xuất hiện trên toàn hệ thống LinkedIn và có thể được nhắm tới thành viên trong lĩnh vực, ngành nghề, công ty, và vùng miền nhất định. Khi các thành viên theo dõi công ty bạn, hành động này sẽ xuất hiện như một cập nhật tới toàn mạng lưới của họ, điều này thúc đẩy người khác cũng bấm Theo dõi.

3. Thêm các liên kết và khiến việc đó trở nên dễ dàng.

Tạo một nút "Follow" trên website. Làm sao để khách truy cập chỉ cần bấm vào một nút là có thể theo dõi Trang Công ty của bạn.
Chèn nút Follow trên website dễ như ăn kẹo. Vào trang này https://developer.linkedin.com/plugins/follow-company, nhập tên/ID công ty trên LinkedIn, lựa ngôn ngữ, kiểu nút, bấm Get code để lấy mã chèn vào website.
Và luôn nhớ quảng bá cho trang này ra ngoài công ty. Liên kết tới trang công ty trên tất cả các kênh truyền thông tiếp thị như thư điện tử, bản tin và blog. (mình đã nghĩ đúng mà, thế sao chưa làm :()

"Người dùng LinkedIn có xu hướng viết giới thiệu cho công ty họ theo dõi hơn gấp 2 lần so với bình thường."

Xây dựng những mối quan hệ giá trị

1. Đăng cập nhật trạng thái

Chia sẻ tin tức của công ty, các bài viết về ngành, các nội dung lãnh đạo tư tưởng hoặc đề nghị người theo dõi thảo luận về các chủ đề nóng bỏng. Những bài viết sẽ xuất hiện trên Trang Công ty của bạn và trong bản tin trên trang chủ của mỗi người theo dõi của bạn. Khi người theo dõi thích, bình luận, chia sẻ, thông điệp của bạn sẽ lan rộng đến những mạng lưới của họ và tạo ra sự phát tán lan truyền.

2. Chia sẻ nội dung phong phú, phù hợp

Chia sẻ ảnh, hình thông tin, hoặc bất cứ nội dung hấp dẫn nào mà bạn vừa tạo ra để giúp xây dựng quan hệ với khán giả mục tiêu của bạn.
Muốn chia sẻ tin tức đến những thành viên cụ thể trên LinkedIn - như người từ các vùng, hoặc chức năng công việc nhất định? Hãy nhắm mục tiêu cho nội dung chia sẻ dựa trên các tiêu chí độc đáo của riêng LinkedIn. Đó là cách rất hiệu quả để mang lại nội dung phù hợp tới đúng khán giả mục tiêu.
Xem clip để tìm hiểu về mấy cái tiêu chí độc đáo

3. Khuyến khích sự lan truyền

Nhờ những người theo dõi thích, chia sẻ và bình luận trên các cập nhật mới của bạn. Điều này giúp thông điệp của bạn lan rộng tới toàn bộ mạng lưới của họ.

4. Kiểm soát thống kê về người theo dõi và trang

Chú ý đến các số liệu cập nhật của công ty để bạn có thể thanh lọc các thông điệp và tăng mức độ tương tác.
Sử dụng tính năng phân tích người theo dõi để tăng hiểu biết sâu rộng về cơ sở người theo dõi, sự phát triển cộng đồng, và các cấp độ tương tác.
Khai thác tính năng phân tích trang để nghiên cứu về lượt truy cập và các hoạt động của trang.

50% những người theo dõi trang công ty nói rằng họ có khả năng sẽ mua sản phẩm, dịch vụ từ những công ty họ đã theo dõi trên LinkedIn. 
Theo LinkedIn Follower Study 2012

Nâng cao

Để có thêm những ý tưởng, cách thức, thủ thuật để thúc đẩy hiệu quả trang Công ty LinkedIn, bạn có thể xem thêm ở trang này: http://marketing.linkedin.com/company-pages/more-resources/ gồm có các đoạn phim hướng dẫn, các câu truyện thành công, các hướng dẫn cách dùng khác.

Mới mới!! Cập nhật được tài trợ

(Định tắt trình duyệt đi ngủ, tự dưng thấy phần này chưa gõ.)
Chụp tạm cái ảnh minh họa. Không giải thích gì thêm (cái gì mất xiền thì không ưu tiên)
Dài thế này trông khác chi một cái infographic đâu @@


Danh sách thuật ngữ Anh - Việt ở trong bài này:

  • Company Pages - Trang Công ty
  • company profile - hồ sơ công ty
  • Products & Services tab - thẻ Sản phẩm&Dịch vụ 
  • customer recommendations - những lời giới thiệu từ khách hàng (đã dùng sản phẩm/dịch vụ)
  • Career Page - Trang Tuyển dụng
  • Follower - người theo dõi (bấm vào cái nút Follow ở gần góc trên bên phải trên trang công ty/hoặc nhận làm employee của công ty đó là tự khắc được thành Follower)
  • brand advocates - người ủng hộ cho thương hiệu
  • targeted Follow Ads - Quảng cáo Theo dõi nhắm đích
  • “Follow” button - nút theo dõi
  • status updates - cập nhật trạng thái
  • rich, relevant content - nội dung phong phú, phù hợp
  • virality - sự lan truyền
  • follower & page stats - thống kê người theo dõi và trang
  • LinkedIn members - thành viên LinkedIn/người dùng LinkedIn
  • Sponsored Updates - các cập nhật được tài trợ


Nguồn: "linked" chi chít "in" kia rồi
 _____________________

Tại sao tôi ngồi việt hóa lại trang này.
À thì tính chất công việc đang yêu cầu phải lên đó nhiều hơn.
Không phải như mọi khi lấy ý tưởng từ articles/blog posts/infographic, hôm nay vào thẳng trang sản phẩm chính thức của hắn để viết về nó.
Vì đó là các bước rất căn bản để bắt đầu, được chính người làm ra cái sản phẩm này khuyên dùng. Vậy tại sao không dùng luôn mà phải tìm ở nơi nào xa xôi.
Vì LinkedIn đã khuyên, tôi không ngại ngùng khi rủ rê anh chị em trong công ty: anh ơi đặt cái ava tử tế đê, em ơi, viết giới thiệu tỉ mỉ vào, nhớ đưa đúng trang công ty của mình vào lý lịch đấy nhé.
Vì LinkedIn đã khuyên, tôi chả ngại quảng bá chéo kênh LinkedIn vào các công cụ marketing khác như thư từ, blog.
Và tôi cũng chả ngại khi thẳng thắn nhờ vả xin xỏ khách hàng của tôi để lại mấy "nhời có cánh" cho công ty tôi và sản phẩm của tôi.

Và ... học được cái cách mà LinkedIn củng cố thêm sự gắn kết giữa người dùng với LinkedIn, đưa ra rất nhiều thông tin chia sẻ, giáo dục, bằng nhiều hình thức, nội dung khác nhau nhưng mạch lạc và gắn kết. Kể chuyện là đó, nghệ thuật là đó.

Còn rất nhiều điều chưa nhắc đến.  Thôi thì để dịp sau có hứng.
Thực tế thì ai cũng vậy, thường có hứng nhất với một chủ đề nếu nó động chạm đến nghĩa vụ hay quyền lợi sát sườn, giống tôi và LinkedIn bây giờ và sắp tới, nên sắp tới sẽ sớm có hứng trở lại thôi. ;=

Tự tin hành động nhé! Chúc tôi, chúc bạn sẽ có một trang công ty trên LinkedIn thật sự thành công và hiệu quả. ;)